[Báo cáo NCKHSV] Tư tưởng thực học cuối thời Joseon và vai trò của nó trong giáo dục hiện nay

Thứ ba - 30/06/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Tư tưởng thực học cuối thời Joseon và vai trò của nó trong giáo dục hiện nay
[Báo cáo NCKHSV] Tư tưởng thực học cuối thời Joseon và vai trò của nó trong giáo dục hiện nay

Lí do chọn đề tài: 
Thực học xuất hiện cuối thời Joseon, sau khi Tính lý học không còn được tôn sùng. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng Thực học cũng đã có rất nhiều đóng góp tích cực cho xã hội Joseon bấy giờ cũng như mở đầu cho một tư tưởng của thời đại. 
Muc tiêu nghiên cứu: 
Trình bày được lí do ra đời, nội dung, những thành tựu, vai trò, đồng thời đưa ra được những điểm còn hạn chế của tư tưởng Thực học vào cuối triều đại Joseon. Qua đây đưa ra được ảnh hưởng trong xã hội hiện đại Hàn Quốc như thế nào?Tìm ra bài học cho Việt Nam. 
Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, tổng hợp phân tích tài liệu và đánh giá của người viết. 

I.    Khái quát chung về tư tưởng thực học:
1.    Khái niệm:
Là một tư tưởng mới, bắt nguồn từ Phương Tây và trên nền móng của Tính lý học, được xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở cuối triều đại Joseon với mong muốn cải thiện được tình hình chính trị, xã hội đang gặp nhiều khó khăn
1.    Phái Trọng nông:
Gồm các học giả quan tâm đến nong nghiệp, tập trung vào giải quyết các vấn đề về nông nghiệp. Họ giành toàn bộ tâm huyết để nghiên cứu về vấn đề nghiệp và đưa ra những phương án thiết thực để cải cách chế độ ruộng đất trên cơ sở lấy ngườ nông dân làm trung tâm.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: “Kinh tế trí dụng” tức là chú trọng khâu cải tổ các chế độ đất đai, cơ cấu hành chính và tổ chức quân sự.
Các học giả tiêu biểu phải kể đến là: Yu Hyeong-won, I Ik, Jeong Yak-yong...
Người khởi đầu là Yu Hyeong-won, ông đã hết sức đề xướng Thực học, bản thân ông đã dành 19 năm trong cuộc đời mình để viết lên cuốn “Bàn khê tùy lục”, trong đó ông đã chủ trương một “công điền chế”( chế độ công điền) tức là nhà nước làm chủ đất và cấp phát một số đất canh tác nhất định cho mỗi nông dân. Tuy nhiên ở thời của ông tư tưởng này vẫn rất ít người biết đến.
Học giả lớn nhất trong các nhà Thực học là Jeong Yak-yong, ông đề xuất “Lư điền chế”(chế độ ruộng đất) với nguyên tắc: “Phải giao đất cho người làm ruộng và không để cho người không làm ruộng có đất trong tay”. 
Tất cả những học giả đấy đều đứng trên lập trường mang lại lợi ích cho người nông dân lao động, tuy nhiên những chính sách đấy lại trở nên xa vời thực.
2.    Phái trọng thương:
Các học giả của phái Trọng thương cho rằng chỉ có sự phát triển công thương nghiệp cùng với khoa học kĩ thuật tiên tiến mới có thể giúp đất nước phát triển phồn thịnh được. Đây chính là sự điểm mới trong sự phát triển của tư tưởng Thực học.
Những học giả này còn được gọi là phái Bắc học. Nổi lên trong phái này có các học giả tiêu biểu như: Yu Su-won, Hong Dae-young, Bak Ji-won, Bak Je-ga,... Để đưa ra được những lý thuyết cụ thể, những nhà Thực học này đã tiếp xúc trực tiếp với văn hóa, văn minh Trung Hoa, từ đó có được những cải cách tương đối dành cho hiện thực của nhà nước Joseon lúc này đang trở nên lạc hậu. 
Yu Su-won(1695-1755) được xem là học giả quan trọng hàng đầu của phái này. Tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ nhất tư tưởng của ông đó là Vu Thư (Ghi chép vu vơ), qua đó, ông trình bày một chương trình có hệ thống cho cuộc cải cách chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. 
2.    Thành tựu và vai trò của tư tưởng Thực học:
Các nhà Thực học trong thời kì này, dù quan tâm đến vấn đề nông nghiệp hay công thương nghiệp thì đều đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện qua những nghiên cứu của họ trên các mặt như: Lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, phong tục,...đó chính là động lực cho việc nghiên cứu Quốc học phát triển.
Các nhà Thực học đã đưa ra được những kết luận bằng những chứng cớ xác thực, ở đó thấy được thái độ “Thực sự cầu thị” về học vấn, nhờ đó, những thành tựu mới của xã hội đã được xuất hiện.
Đưa xã hội tiến tới thời kì cận đại, tinh thần này của những nhà Thực học có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của các học giả trong phong trào Khai hoá vào thế kỷ 19.
3.    Những hạn chế:
Những nhà Thực học đã quá cứng nhắc khi đưa ra quan điểm của mình, họ hoàn toàn phê phán và phản đối Tính lý học, cho rằng Tính lý học là viển vông, phi lí. Phương án cải cách của những nhà Thực học tuy dựa trên hiện thực xã hội để nghiên cứu, nhưng họ hầu như chỉ chú tâm vào nghiên cứu học thuật, lại không được phản ánh qua các chính sách cụ thể hay những chính sách còn thiếu tính chặt chẽ và thiếu huyết phục, hơn thế phương án cải cách còn chưa phù hợp với hiện thực nền chính trị đương thời nên rất khó để đưa ra thi hành.
II.    Áp dụng thực học trong giáo dục hiện nay:
1.    Khái quát chung:
Thực học tiếp thu từ lịch sử hậu kì Joseon, cho tới nay, trong giáo dục cũng có ứng dụng rất nhiều. Ở bài viết này, về vấn đề áp dụng Thực học trong giáo dục, thì Thực học được hiểu theo nghĩa là “học tập theo phương pháp khoa học”.
2.    Thực học trong giáo dục ở Hàn Quốc hiện nay:
Hàn Quốc sau cuộc nội chiến đã nhanh chóng phục hồi và phát triển vượt bậc được gọi là “kỳ tích sông Hàn”, hay “Con rồng châu Á” được như vậy phần lớn là vai trò to lớn của giáo dục.
Người Hàn Quốc cũng rất chú trọng tới việc du học từ thời kì đầu, trong xã hội nổi lên hiện tượng “Ông bố ngỗng”. Du học sinh Hàn Quốc chủ yếu tập trung ở các nước Châu Âu phát triển và hiện đại như Mĩ, Canada,... ngoài ra ở Nhật hay Trung Quốc cũng là nơi nhiều du học sinh Hàn Quốc có mặt.
Cho đến nay từ nền tảng tư tưởng của các học giả Thực học, Hàn Quốc đã kế thừa, phát huy và đưa ra được chính sách phù hợp cho công cuộc công nhiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, tạo nên kỳ tích sông Hàn, khiến cả thế giới ngưỡng mộ.
3.    Bài học cho Việt Nam:
Phải cần thay đổi những kiểu tư duy lạc hậu, sống bám vào thời bao cấp với những đặc quyền đặc lợi. 
III.    Kết luận:
Ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn, hình thành một tư tưởng mới của thời đại là một việc tất yếu. Tư tưởng Thực học ra đời và phát triển, tuy không có nhiều ảnh hưởng lớn tới xã hội bởi những điểm còn hạn chế nhưng nó cũng đã để lại được khá nhiều dấu ấn và có tác động cho tới ngày nay. 
Cùng Ở châu Á, Việt Nam cũng học được nhiều bài học quý giá từ Hàn Quốc, không chỉ trong giáo dục mà trong sự phát triển của toàn dân tộc, về mọi mặt đặc biệt là vấn đề kinh tế.

SV. Vương Thị Lan
K57 Bộ môn Hàn Quốc học

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây