[Báo cáo NCKHSV] Nhận diện vấn đề già hóa dân số và người già đơn thân ở Hàn Quốc giai đoạn 2010 - 2013

Chủ nhật - 28/06/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Nhận diện vấn đề già hóa dân số và người già đơn thân ở Hàn Quốc giai đoạn 2010 - 2013
[Báo cáo NCKHSV] Nhận diện vấn đề già hóa dân số và người già đơn thân ở Hàn Quốc giai đoạn 2010 - 2013

Già hoá dân số không đơn thuần chỉ là vấn đề dân số khi người già nhiều, tuổi thọ cao, tỷ lệ sinh thấp,… mà đó còn liên quan đến sự phát triển bền vững- cái mà cả thế giới đang muốn xây dựng. Hàn Quốc bước vào xã hội già hoá ngay từ những năm đầu của thế kỉ 20 và hiện nay tốc độ già hoá đó ngày càng nhanh hơn. Tỷ lệ sinh thấp gây lo ngại to lớn về một nền kinh tế khi mà nguồn lao động không đủ đáp ứng nhu cầu, cùng với đó là những chi phí phúc lợi lớn cho người già khi về hưu, đặc biệt là trách nhiệm hoàn toàn của nhà nước đối với người già sống một mình thực sự là gánh nặng đối với nền kinh tế, chính trị. Một kịch bản chung như vậy đang diễn ra với hầu hết các nước phát triển và sự “biến tấu” ít nhiều ở các nước đang phát triển. Nhật Bản và các nước châu Âu bước vào giai đoạn này sớm hơn, và hiện giờ đang  có những chính sách dân số thích hợp cho tình hình chuyển biến dân số đó. Nghiên cứu này trên cơ sở những tài liệu về các nghiên cứu liên quan và trên cơ sở một số nét tương đồng về các đặc điểm dân số của Hàn Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam cùng những nhận định chung của thế giới để làm rõ vấn đề già hoá dân số. Tuy nhiên ở đây tôi không chỉ chỉ ra những gánh nặng của sự già hoá dân số – điều mà vốn đã trở thành nỗi lo ngại, thay vì đó tôi muốn cho thấy cả những vai trò, những điểm mạnh của vấn đề này. Vì đây là xu thế tất yếu mà bất cứ nước nào sau khi thực hiện kế hoạch hoá dân số đều phải bước vào thời kì “quá độ lợi tức nhân khẩu”. Nên thay vì chống trả một cách vô ích tại sao chúng ta không khai thác những điểm mạnh đó của người già để hạn chế những thiệt hại? Nhật Bản đang nghiên cứu và tìm ra những biện pháp tương đối hữu hiệu cho hiện trạng này.  Gần đây trong chính sách của Hàn Quốc những điều chỉnh liên quan đến người về hưu ngày càng nhiều. Tuy nhiên trong những chính sách đó không phải cách giải quyết nào cũng được hưởng ứng. Vì vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện các khía cạnh về người già là một vấn đề đòi hỏi thời gian và sự thiết thực đến chính bản thân đối tượng của các chính sách đó
Thêm vào đó, tôi cũng đặc biệt quan tâm đến những người già sống một mình. một xã hội già hoá kéo theo đó là tỷ lệ sinh thấp, trung bình mỗi đôi vợ chồng có 1,46 con. Quy mô gia đình hạt nhân cùng với một số nguyên nhân về tâm lí, về tài chính,… làm cho số người già sống một mình ngày càng tăng. Đây là những đối tượng mà trách nhiệm của nhà nước là cao nhất. Sự tồn tại của các viện dưỡng lão chỉ là một phần. Bên cạnh đó những nhu cầu về sức khoẻ, đời sống tinh thần cũng là vấn đề nhà nước phải quan tâm. hiện nay một số nghiên cứu Nhật Bản đã chỉ ra sự  “vô tâm” trong xã hội Nhật. Để tạo nên một môi trường thân thiện, hoà đồng cho người già sống một mình tuyệt đối không thể có sự “vô tâm” đó.
Việt Nam cũng bước vào già hoá dân số sớm. Vấn đề với nước ta là sự già hoá dân số trong một nền kinh tế đang phát triển. Chúng ta không chỉ chịu gánh nặng về giải quyết việc làm cho một lượng lao động lớn, về chính sách cho số lượng trẻ sinh ra mà còn chịu cả áp lực từ phía những người già với số lượng tăng lên nhanh. Việc nhận diện hiện trạng già hoá dân số ở Hàn Quốc giúp nước ta rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng trước sự biến chuyển dân số mau lẹ như vậy. Đồng thời đưa ra những chính sách phù hợp nhằm đối phó với xu thế già hoá dân số bị “biến tướng”.

SV. Trần Thị Cúc
K57 Bộ môn Hàn Quốc học

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây