Chương 1. Khái lược lịch sử hình thành của Geisha Nhật Bản và Ả đào Việt Nam
1. Lịch sử hình thành
Nhật Bản vào TKVII, chính trị bất ổn, những người phụ nữ đã phải sử dụng dao dịch tình dục để duy trì cuộc sống của mình. Trong hoàn cảnh như vậy, Geisha ra đời. Tuy nhiên, xuất thân của họ bắt nguồn từ 2 đối tượng là Saburuko – con gái của những gia đình rơi vào cảnh túng quẫn trong các biến động chính trị xã hội, ( cuối TKVII ) và Shirabyoshi – cô gái có học thức cao, dạy dỗ cẩn thận từ nhỏ, có khả năng thơ ca, nhạc họa ( cuối TKVI ). Tuy nhiên, đến năm 1589, Toyotomi Hideyoshi bắt đầu cho xây dựng “nhà chứa” theo mô hình “khu phố vui vẻ” của Trung Quốc tại Kyoto. Chính nhờ vào việc xây dựng những khu phố vui vẻ như vậy, đi kèm với nó là những quy tắc đặc biệt mà những cô gái ở đây có những phép tắc, quy chuẩn đạo đức khắt khe. Đến TKVIII, tên gọi Geiko ( 芸子 ) xuất hiện ở Osaka và Tokyo và đến cuối TKXVIII, cái tên Geisha phổ biến với đội ngũ hoàn toàn là nữ giới. Trải qua một quá trình dài phát triển, từ TKVII đến TKVIII, Geisha đã phát triển trở thành một loại hình văn hóa giải trí bậc cao, gắn liền với tầng lớp võ sĩ đạo.
Lịch sử ra đời của Ả đào cũng gắn liền với sự phát triển nghệ thuật hát ca trù. Theo những tài liệu ghi chép trong Đại Việt sử kí toàn thư và Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sỹ, khoảng TKXI, đời vua Lí Thái Tổ, có Đào thị vừa có nhan sắc, vừa ca hát giỏi, nên được vua khen tặng. Từ đó, dân gian gọi họ bằng cái tên “Ả đào”.
Từ những dẫn chứng trên, ta có thể thấy được lịch sử ra đời của Geisha sớm hơn so với Ả đào là khoảng từ 3 – 4 thế kỉ. Geisha gắn liền với tầng lớp võ sĩ, quý tộc. Ngược lại Ả đào Việt Nam gắn liền với tầng lớp văn nhân, nho sĩ, trí thức. Chính do nhu cầu giải trí của 2 đối tượng này khác nhau, nên các loại hình thức biểu diễn nghệ thuật của 2 đối tượng cũng khác nhau.
Tuy nhiên, sang đến thế kỉ XX, cả Geisha và Ả đào đều đang đứng trước nguy cơ tàn lụi, suy giảm. Hiện nay, số lượng những người còn biết đến nghệ thuật ca trù ở Việt Nam và những người là Geisha thực thụ ở Nhật đều còn lại rất ít.
Chương2. So sánh sự khác nhau giữa Geisha và Ả đào
2.1. Không gian sinh hoạt
Các Geisha sinh sống trong các Okiya ( 置屋 ), tại các khu Hanmachi ( 花街), tức “hoa nhai”. Cấu trúc trong các Okiya là một mô hình xã hội thu nhỏ, với sự đứng đầu của mottj Okasan, sau đó là những Geisha có tiếng trong nghề, Maiko học việc, và có thể có thêm một người hầu. Okasan sẽ là người đứng lên tính toán, quản lý tiền bạc, công việc cho sự tồn tại của Okiya. Geisha lành nghề sẽ là một Onesan, chịu trách nhiệm kiếm tiền, trả cho Okasan. Nơi làm việc của các Geisha là những Ochaya ( お茶屋 ) – phòng trà, hoặc nhiều khi, họ cũng được mời về tận nhà những gia đình quý tộc giàu có để biểu diễn, mua vui, hay là những cuộc dã ngoại, vui chơi ngoài trời.
Không gian hoạt động của Ả đào này được gọi là giáo phường và ca quán. Giáo phường là trường dạy nhạc, còn ca quán là nơi mà Ả đào sẽ biểu diễn ca kĩ của mình. Tuy nhiên, sau đó ca quán kiêm luôn vai trò đào tạo và tổ chức các buổi biểu diễn cho Ả đào. Một kép đàn – người gảy đàn có đủ tài đức song toàn sẽ được cử ra làm thủ lĩnh, sắp đặt mọi công việc của giáo phường với tên gọi là ông trùm hàng huyện ( hay Quản giáp). Bên cạnh đó là hội đồng trị sự của giáo phường bao gồm, các ông trùm họ ở từng làng xã (ông trùm cửa đình). Các giáo phường dưới sự chỉ huy của Quản giáp và hội đồng trị sự chia nhau giữ những cửa đình, cửa đền trong mỗi vùng cư trú để làm chỗ sinh nhai.
Như vậy, Ả đào chỉ đơn giản là một thành viên trong phường hát. Ở đó, những thành viên này vừa có mối quan hệ “làm ăn” với nhau, vừa có những mối quan hệ về mặt đạo đức, nhân văn gắn bó với nhau, tương thân, hỗ trợ lẫn nhau. Những Ả đào ở nông thôn, ngoài việc đi hát trong giáo phường ra còn có thời gian đi làm những công việc đời thường khác như cấy cày, sản xuất tăng gia…. Mặc dù quy mô của Okiya có thể nhỏ hơn so với giáo phường, quan hệ của các thành viên trong nó có phần mật thiết và chặt chẽ hơn. Geisha thì bị phụ thuộc hoàn toàn cuộc sống ở trong Okiya.
2.2. Diện mạo bên ngoài
Thứ nhất là khuôn mặt của Geisha luôn được trang điểm dưới một lớp phấn trắng dày, đôi môi được tô nhỏ lại, màu đỏ tươi, và long mày được tô nhỏ và ngắn lại. Điều đặc biệt trong cách trang điểm của Geisha chính là phần gáy khi quét phấn trắng sẽ được bỏ lại một phần nhỏ, có hình chữ V, hay W. Người Nhật cho rằng đây chính là nét đẹp, điểm cuốn rũ trên cơ thể người phụ nữ. Phần tóc của Geisha cũng được búi theo kiểu Shimada, với 4 kiểu tóc cơ bản là kiểu chia múi hình trái đào, kiểu búi thấp Tsubushi, kiểu búi cao Taka, và kiểu Uiwata. Trái với khuôn mặt được trang điểm kĩ càng của Geisha, Ả đào Việt Nam lại xuất hiện trong thơ văn với vẻ đẹp “Mặt tròn thu nguyệt / Mắt sắc dao cau / Vào – duyên khuê các / Ra – vẻ hồng lâu / Lời ấy gấm – Miệng ấy thêu – Tài lỗi lạc chẳng thua nàng Ban, Tạ / Dịu như mai/ Trong như tuyết – nét phong lưu chi kém bạn Vân – Kiều.” Ả đào luôn xuất hiện với mái tóc đuôi gà, đầu vấn khăn gọn gàng. Mái tóc đen dài được họ vấn thành nhiều vòng, để chừa ra ngoài một phần tóc đuôi gà nhỏ.
Như vậy có thể thấy, cả Geisha và Ả đào đều là đại diện cho nét đẹp của người phụ nữ của 2 dân tộc. Mặc dù cả Nhật Bản và Việt Nam đều nằm trong khu vực Châu Á, nhưng hai nước lại có những quan niệm về hình thức cái đẹp trái ngược nhau. Geisha Nhật Bản mang theo mình nét đẹp tuyệt đối hóa – “làn da trắng xóa như búp bê xứ, đôi môi đỏ chót rực rỡ và đôi chân mày cong vút thanh mảnh đầy duyên dáng”. Trái ngược với đó là hình ảnh Ả đào Việt Nam, với nét đẹp giản dị, chân thực, gắn liền với với cuộc sống lao động hằng ngày.
Kimono là trang phục mà Geisha thường sử dụng. Tuy nhiên, những bộ Kimono này hết sức cầu kì, đắt tiền, sang trọng. Nó giống như bức tranh phản ánh các mùa trong năm, được làm từ chất liệu đắt tiền như gấm, lụa. Một bộ Kimono sẽ gồm 3 lớp là lớp lót, lớp giữa và lớp chính – lớp ngoài cùng. Phần cổ của Kimono được thiết kế riêng và dễ dàng tháo rời. Đi kèm với Kimono còn có nhiều phụ kiện khác như đai Obi, Koshihimo, Obiita, Makuro obi…Cũng như Geisha, Ả đào cũng ăn vận những bộ trang phục riêng cho mình. Trang phục mà họ mặc được miêu tả khái quát như “mặc áo năm thân dài quá gối, màu xanh điểm hoa, cài khuy bên phải, quần đen dài chấm gót như các tố nữ trong tranh tứ bình”.
Nếu nhìn nhận một cách thông thường, giữa một bộ Kimono từ lụa đắt tiền với một bộ áo ngũ thân, thì ta có thể dễ dàng nhận thấy trang phục của Geisha có phần cầu kì, sang trọng hơn so với Ả đào Việt Nam. Có lẽ, do bản thân nghề Geisha được sinh ra, tồn tại là để đem lại những thú vui tinh thần, tao nhã, mang tính giải trí cao, nên họ phải mang hình ảnh của một “búp bê sứ”. Các Geisha phải luôn mang trong mình vẻ đẹp của sự thanh cao, phù phiếm. Trái lại với nó là Ả đào Việt Nam, với nước da trắng hồng, nhỏ nhắn, ăn mặc gọn gàng, tóc vấn đuôi gà. Vẻ đẹp của người con gái đó, không qua xa lạ với mọi người, bình dị, và chân thực. Tuy nhiên nếu ta tiến hành so sánh một cách tổng thể, dựa trên hoàn cảnh kinh tế, văn hóa của hai nước thì có thể nhận định rằng, ở đây không có sự cao thấp, hay hơn kém giữa hai đối tượng. Quan niệm về cái đẹp của người phụ nữ ở hai quốc gia là khác nhau, hoàn cảnh kinh tế mỗi nước cũng như vậy. Nếu như ta so sánh hình ảnh những cô đầu ngồi hát nơi cửa đình với những người phụ nữ vất vả lam lũ, đói khổ chạy vạy cơm áo cho gia đình như chị Dậu, ta có thể thấy cách ăn mặc của Ả đào cũng khá xa hoa, xa vời so với thực tế như những Geisha Nhật Bản. Tuy nhiên, do công việc chính là nguồn mưu sinh, là thứ đem lại thu nhập, đảm bảo cho cuộc sống của cả Geisha và Ả đào nên họ buộc phải ăn mặc và tuân theo những quy định như vậy.
2.3. Các kĩ năng nghề nghiệp của Geisha và Ả đào.
Geisha lành nghề phải biết chơi các lạo nhạc cụ như đàn Shamisen ( 三 味 線), sáo trúc Shakuhachi (尺八), trống… Ngoài chơi nhạc cụ, họ nhất thiết phải biết múa và ca hát, kiến thức thơ văn, trà đạo, thư pháp, cắm hoa Ikebana. Ả đào Việt Nam trong tổ chức giáo phường, họ sẽ đóng vai trò là người hát chính, mà ở đây là hát ca trù. Tuy nhiên, nhiệm vụ chuyên sâu, đơn nhất của họ, không chỉ là hát, ngoài ra họ còn chơi thêm sênh - nhạc cụ đệm hát. Thêm vào đó, Ả đào cũng trang bị cho mình kiến thức phong phú về thơ văn, bổi đối tượng phục vụ của họ chính là tầng lớp trí thức.
Như vậy, có thể thấy, vậy về mặt âm nhạc, Geisha trang bị cho mình kiến thức sâu hơn, rộng hơn so với Ả đào. Họ không chỉ đơn giản là việc hát, múa cho những khán giả của mình xem mà còn phải biểu diễn, chơi những loại nhạc cụ dân tộc mình một cách thuần thục. Nguyên nhân của sự khác nhau này là do yếu tố chủ thể trong hoạt động của hai đối tượng. Ả đào tồn tại như là thành viên trong một ban nhạc với các nhạc công khác nhau. Ở trong tổ chức này, mỗi người lại đảm nhận một công việc, chơi một loại nhạc cụ khác nhau. Chính vì vậy mà Ả đào chỉ đi chuyên sâu vào công việc của mình và cố gắng thực hiện tốt nó. Trái ngược lại với Ả đào, Geisha lại là chủ thể chính và duy nhất trên sân khấu do mình làm chủ. Chính vì vậy, họ buộc phải thành thạo việc sử dụng nhiều loại nhạc cụ, biết cả múa và ca.
Chương 3. Phản ứng của Geisha và Ả đào trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II
Đầu thế kỉ XX, làn sóng phương Tây đi vào cả Nhật Bản và Việt Nam. Cả hai quốc gia đều có hai cách để tiếp nhận những ảnh hưởng này đối với hai đối tượng là Geisha và Ả đào. Tại Nhật Bản, trong giai đoạn này, nghề Geisha có nhiều chuyển biến theo hướng tiêu cực. Geisha dần bỏ đi những bài múa của dân tộc mình mà thay vào đó họ học dance theo kiểu phương Tây. Geisha nhận ra vai trò của người Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cũng như phát triển kinh tế đối với đất nước họ. Chính bởi lẽ đó, cũng giống như toàn thể người dân Nhật Bản, họ không căm ghét mà lại biết ơn người Mỹ. Geisha đã tự điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Trong quá trình làm việc, Geisha đã là những cô gái mềm dẻo, biết chiều chuộng khách, nên đứng trước thời cuộc như vậy họ đi theo số đông, dễ dàng thay đổi, thích ứng với thời cuộc. Với Geisha, lợi ích cá nhân phải được đảm bảo hàng đầu.
Trái ngược với Geisha, Ả đào sẵn sàng đứng lên chống lại thực dân phong kiến, phản kháng đến cùng. Nếu như trong giai đoạn này, nghề Geisha ở Nhật có nhiều biến tướng, thì Ả đào tại Việt Nam lại dần tàn lụi. Nguyên nhân chính ở đây là tầng lớp văn nhân, nho sĩ – đối tượng khán giả chính của Ả đào theo xu hướng hoài cổ không nhiều. Những người nho sĩ trong giai đoạn này cũng dần tỉnh táo hơn. Họ thoát khỏi quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của bản thân mình, chấp nhận thực tế và đứng lên đấu tranh cùng toàn thể dân tộc. Như vậy, có thể thấy, cả 2 đối tượng, có hành xử đối lập nhau, nhưng họ lại chính là đại diện cho tích cách con người của 2 quốc gia. Một đất nước Nhật Bản sẵn sàng thay đổi, mềm dẻo và một đất nước Việt Nam kiên cường, cứng rắn.
SV. Hồ Thị Hằng
K57 Bộ môn Nhật Bản học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn