[Báo cáo NCKHSV] Thực trạng đánh bắt cá ngừ đại dương và triển vọng xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ bảy - 11/07/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Thực trạng đánh bắt cá ngừ đại dương và triển vọng xuất khẩu sang Nhật Bản
[Báo cáo NCKHSV] Thực trạng đánh bắt cá ngừ đại dương và triển vọng xuất khẩu sang Nhật Bản

Chương 1: Tổng quan về cá ngừ và thực trạng đánh bắt cá ngừ đại dương ở Việt Nam
            1.1: Tổng quan về cá ngừ
    -  Những giống cá ngừ ở miền biển Việt Nam: Cá ngừ là tên gọi chung của một số loài cá nổi thuộc ngành động vật có xương sống Verterbrata, lớp cá Pisces, thuộc bộ cá vược Perciormes. Ở biển Việt Nam đã bắt gặp 5 giống, đó là: Cá ngừ chù, ngừ ồ, cá ngừ chấm ngừ sọc dưa và ngừ mắt to.
            - Trữ lượng cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam ước tính khoảng hơn 600 nghìn tấn
            - Nghề khai thác cá ngừ đại dương: đã có ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đối tượng khai thác, đánh bắt là nhóm cá nổi lớn đại dương, chủ yếu là 3 loại có nhiều ở biển Việt Nam: cá ngừ vằn, vây vàng và cá ngừ mắt to
            1.2: Thực trạng đánh bắt
            - Ngư trường và mùa vụ đánh bắt: Có 3 ngư trường chính là: vùng biển xa bờ tỉnh Phú Yên, vùng biển tỉnh Khánh Hoà và vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa.
            - Mùa vụ đánh bắt cá ngừ đại dương: Chia thành hai khu vực theo mùa rõ ràng: mùa gió đông - bắc (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và mùa gió tây nam (từ tháng 4 đến tháng 9).
            - Phương thức, cơ cấu tàu thuyền khai thác cá ngừ đại dương: Có 3 nghề khai thác chính: lưới kéo, lưới rê, lưới vây. Năm 2004, số lượng tàu câu vàng cá ngừ đại dương có 1.670 chiếc, đến tháng 7/2013, số lượng tàu khai thác cá ngừ 3.456 chiếc.
            - Sản lượng và năng suất khai thác: Trữ lượng cá ngừ của nước ta năm 2011 khoảng 45.000 tấn, sản lượng khai thác tối ưu khoảng 17.000 tấn. 
            - Công nghệ bảo quản sản phẩm, chất lượng cá: chủ yếu vẫn là những phương pháp truyền thống, thô sơ nên đã dẫn tới những tác động tới chất lượng cá khai thác chưa đáp ứng được những yêu cầu gắt gao từ phía Nhật Bản.
            Chương 2: Triển vọng xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản – nhiều triển vọng trong khó khăn
        2.1: Thị trường cá ngừ Nhật Bản.
- Thực trạng khai thác cá ngừ ở Nhật Bản: Nhật Bản cũng là quốc gia có nghề khai thác cá ngừ đại dương phát triển mạnh. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của Nhật Bản cao nhất vào những năm 1980 đạt khoảng 530.000 tấn và sau đó chỉ tiêu này giảm, duy trì ở mức ổn định, dao động khoảng 430.000 tấn trong vài năm lại đây.
- Nhu cầu cá ngừ ở thị trường Nhật Bản nhiều : Thị trường cá ngừ của Nhật Bản chia làm 3 loại: Sashimi chiếm 52%, Katsuobushi 24%, đồ hộp 10%, còn lại là các dạng chế biến khác. Tiêu thụ cá ngừ của Nhật Bản đạt 868.000 tấn, trị giá 3,4 tỷ USD vào năm 2003
- Nguồn cung và thị trường nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản: Nguồn cung cá ngừ vây xanh cho Nhật Bản là các quốc gia vùng  Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Cá ngừ vây xanh miền Nam thì do Australia cung cấp. Giá cả nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản ở cả giá tươi và đông lạnh đều khá cao và chắc chắn cao hơn so với giá mà ngư dân Việt Nam xưa nay vẫn bán. 
        2.2:  Sự phù hợp và triển vọng của cá ngừ đại dương Việt Nam đối với thị trường Nhật Bản: Cá ngừ đại dương Việt Nam tuy chưa được đánh giá cao về chất lượng nhưng lại mang trong mình nhiều thế mạnh để có cơ hội bơi ra thị trường quốc tế và Nhật Bản
        2.3:Tình hình xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản hiện nay và những khó khăn
- Trong những tháng đầu năm 2014, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản đã sụt giảm liên tiếp so cùng kì năm 2013
- Nguyên nhân dẫn đến sự tụt giảm về xuất khẩu trên là do Việt Nam đã mắc phải những khó khăn còn tồn tại trong việc xuất khẩu cá ngừ đi sang các thị trường nói chung và Nhật Bản nói riêng.
        2.4: So sánh quy trình đánh bắt và bảo quản cá ngừ của Việt Nam và Nhật Bản
Qua sự so sánh các quy trình giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến chất lượng cá ngừ Việt Nam bị đánh giá thấp và đặt ra bài toán là phải học tập và cải thiện quy trình khai thác và công nghệ bảo quản theo kiểu Nhật để dễ dàng được chấp nhận khi đưa sang xuất khẩu
        2.5: Giải pháp đẩy mạnh khai thác và tăng triển vọng xuất khẩu sang Nhật: Để con cá ngừ đại dương Việt Nam dễ dàng đi vào thị trường thì cần đưa ra những giải pháp cho việc khai thác và xuất khẩu kịp thời: đổi mới công nghệ, tăng chất lượng cá, giảm bớt hàng rào thuế quan…
        Chương 3: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản tại biển Đông thông qua hoạt động khai thác cá ngừ đại dương 
3.1: Tình hình biển Đông những năm gần đây: Tham vọng bành trướng của Trung Quốc đã có từ lâu nhưng đến những năm gần đây, những hành động ngang ngược gây hấn của chúng mới diễn ra mạnh mẽ, đe dọa Việt Nam và các nước láng giềng về chủ quyền biển đảo ở biển Đông, khiến cho biển Đông luôn là điểm nóng trên khu vực và quốc tế.
3.2: Hoạt động khai thác nguồn lợi hải sản, cá ngừ đại dương ở những ngư trường lớn ngoài biển Đông hiện nay
- Mặc dù bị phía Trung Quốc liên tục đe dọa, chèn ép nhưng tại các ngư trường truyền thống ngoài biển Đông, ngư dân ta vẫn mạnh dạn và đều đặn ra khơi, có mùa vụ bội thu, đạt sản lượng lớn
- Phía Trung Quốc cũng tích cực khuyến khích ngư dân của mình tiến hành đánh bắt xa bờ tại các ngư trường thuộc chủ quyền Việt Nam tuy nhiên đều gặp ngay lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư nên năng suất khai thác chưa được hiệu quả.
        3.3: Đa phương hóa hợp tác: Bên cạnh những thị trường nhập khẩu cá ngừ truyền thống của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản và ASEN. Hiện nay Việt Nam còn là đối tác song phương, hợp tác với Nhật Bản cả về công nghệ khai thác, bảo quản cá ngừ, được phía Nhật Bản giúp đỡ và chỉ dạy nhiệt tình
        3.1: Nguyên nhân của những nỗ lực hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản thông qua hoạt động đánh bắt, xuất khẩu cá ngừ đại dương.
        - Những lợi ích ban đầu mà hai quốc gia có được: Giá trị kinh tế cao, Nhật Bản có được thị trường cung cấp cá ngừ ổn định…
        - Lí do khác : việc hợp tác khai thác cá ngừ trên biển Đông có ý nghĩa chính trị rất lớn trong việc cả hai nước cùng nhau tìm ra và phát triển một ngành nghề mới để bám biển, phát triển kinh tế giúp giữ gìn chủ quyền biển đảo trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Kết luận: 
-    Từ tiềm năng và thực trạng khai thác hiện nay, Việt Nam đã tích cực học tập, tiếp thu các công nghệ mới từ phía Nhật Bản hỗ trợ.
-    Đánh giá triển vọng cá ngừ đại dương xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản từ nhu cầu cao của thị trường nước này, đưa ra những giải pháp cụ thể.
-    Hợp tác 2 nước trong hoạt động đánh bắt xuất khẩu cá ngừ còn để phát triển một ngành nghề mới, bám biển, giữ gìn chủ quyền quốc gia trên biển trước thế lực Trung Quốc

SV. Lý Thị Thơm
K57 Bộ môn Nhật Bản học

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây