Bộ môn Hàn Quốc học

Cùng với sự ra đời của Khoa Đông phương học, Bộ môn Hàn Quốc học được thành lập vào năm 1995.

1. Sứ mệnh và mục tiêu đào tạo
Sứ mệnh:
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về Hàn Quốc học, khu vực học, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay; Phát triển nghiên cứu, cung cấp tri thức cần thiết, có trình độ chuyên môn cao về Hàn Quốc học cho nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.
Mục tiêu: 
Mục tiêu phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo theo hướng đại học nghiên cứu, đa ngành và liên ngành về Hàn Quốc học đạt trình độ ngang tầm khu vực và quốc tế; Có đội ngũ chuyên gia giỏi, đầu ngành, đi đầu trong đào tạo và nghiên cứu về Hàn Quốc học; Có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, các trường đại học của Hàn Quốc để phát triển Hàn Quốc học ở Việt Nam.

2. Đội ngũ cán bộ
Chủ nhiệm Bộ môn: TS. Lưu Tuấn Anh
Thư ký Bộ môn: TS. Nguyễn Thủy Giang

2.1. Ban lãnh đạo Bộ môn qua các nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ Họ và tên Chức vụ
2021-nay TS. Lưu Tuấn Anh Chủ nhiệm Bộ môn
2017-2021 TS. Lưu Tuấn Anh Chủ nhiệm Bộ môn
TS. Hà Minh Thành Phó Chủ nhiệm Bộ môn
2012-2018 TS. Lưu Tuấn Anh Chủ nhiệm Bộ môn
3/2010-9/2012 ThS. Lê Thị Thu Giang Chủ nhiệm Bộ môn
10/2005-3/2010 GS.TS.NGND. Lê Quang Thiêm Chủ nhiệm Bộ môn
1995-2006 ThS. Lê Thị Thu Giang Phó Chủ nhiệm Bộ môn
GS.TS.NGND. Lê Quang Thiêm Chủ nhiệm Bộ môn


2.2. Cán bộ cơ hữu của Bộ môn
1. Lưu Tuấn Anh
Học vị: Tiến sĩ 
Chuyên môn: Ngôn ngữ học, Hàn ngữ học / Hàn Quốc học
Lĩnh vực nghiên cứu: Hàn ngữ học
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Hàn (nghe nói, đọc viết trình độ sơ - trung - cao cấp, nâng cao, chuyên ngành)
- Học phần chuyên đề: Tiếng Việt và các ngôn ngữ phương Đông; Hàn Hàn cơ sở; Lý thuyết Hàn ngữ hiện đại; Địa lý Hàn Quốc; Ngôn ngữ & văn hóa Hàn Quốc

2. Lê Thị Thu Giang
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Đông Nam Á học, Hàn Quốc học
Lĩnh vực nghiên cứu: Khu vực học, Hàn Quốc học
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Hàn (nghe nói, đọc viết trình độ sơ - trung - cao cấp, nâng cao, chuyên ngành)
- Học phần chuyên đề: Lịch sử Hàn Quốc, Quan hệ quốc tế của Hàn Quốc và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc; Nhập môn Korea học; Quan hệ quốc tế Đông Bắc Á; Quan hệ Liên Triều

3. Hà Minh Thành
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Văn học Hàn Quốc, Hàn Quốc học
Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học Hàn Quốc, Hàn Quốc học
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Hàn (nghe nói, đọc viết trình độ sơ - trung - cao cấp, nâng cao, chuyên ngành)
- Học phần chuyên đề: Văn học Hàn Quốc; Xã hội Hàn Quốc; Văn học dịch và quá trình hiện đại hoá văn học Đông Á 

4. Nguyễn Thị Thu Hường
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Đông Nam Á học, Hàn Quốc học
Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế và doanh nghiệp Hàn Quốc, Phát triển nguồn nhân lực
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Hàn (nghe nói, đọc viết trình độ sơ - trung - cao cấp, nâng cao, chuyên ngành)
- Học phần chuyên đề: Kinh tế Đông Bắc Á, Kinh tế Hàn Quốc; Văn hoá Doanh nghiệp Hàn Quốc; Con đường hiện đại hoá của Hàn Quốc

5. Nguyễn Thủy Giang
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Nhân học, Hàn Quốc học
Lĩnh vực nghiên cứu: Hàn Quốc học, Văn hóa Hàn Quốc, Nhân học
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Hàn (nghe nói, đọc viết các cấp: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, nâng cao, chuyên ngành)
- Học phần chuyên đề: Văn hóa Korea; Tôn giáo tín ngưỡng Hàn Quốc

6. Dương Quỳnh Thu
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên môn: Hàn Quốc học, Đông Nam Á học
Lĩnh vực nghiên cứu: Hàn Quốc học, Xã hội Hàn Quốc, Văn hóa Hàn Quốc
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Hàn (nghe nói, đọc viết trình độ sơ - trung - cao cấp, nâng cao, chuyên ngành)
- Học phần chuyên đề: Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc, Xã hội Hàn Quốc, Văn hóa Hàn Quốc. 

7. Đồng Thị Yến
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên môn: Hàn Quốc học, Ngôn ngữ học
Lĩnh vực nghiên cứu: Ngôn ngữ Hàn, Hàn Quốc học, Văn hóa Hàn Quốc
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Hàn (nghe nói, đọc viết trình độ sơ - trung - cao cấp, nâng cao, chuyên ngành)
- Học phần chuyên đề: Giao tiếp liên văn hóa Hàn-Việt, Lý thuyết Hàn ngữ hiện đại 

2.3. Cán bộ thỉnh giảng (thường xuyên)
Từ khi được thành lập tới nay, Bộ môn luôn chú ý tăng cường kết nối với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để có đội ngũ cộng tác, thỉnh giảng đa dạng, mang tính mở. Hằng năm bộ môn tiếp nhận các giảng viên phái cử của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), giảng viên phái cử của Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (KF), bên cạnh đó, mỗi học kỳ đều kết hợp giảng dạy online với Đại học Seoul Hàn Quốc... Bộ môn cũng liên tục nhận sự hợp tác, hỗ trợ giảng dạy, hướng dẫn và thẩm định đề tài khoa học, khóa luận cho sinh viên từ các cơ quan ngoài trường như Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Hội Nghiên cứu Khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam và các đơn vị trong trường như Khoa Lịch sử, Khoa Khoa học Quản lý, Khoa Quốc tế học, Khoa Tâm lý v.v... 

.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây