Bộ môn Trung Quốc học

Cùng với sự ra đời của Khoa Đông phương học, Bộ môn Trung Quốc học được thành lập vào năm 1995.
1. Mục tiêu đào tạo
Bộ môn Trung Quốc học hiện đảm nhận nhiệm vụ đào đạo ở bậc đại học Cử nhân Trung Quốc học và tham gia đào tạo sau đại học gồm Thạc sĩ Châu Á học (về Trung Quốc học) và Tiến sĩ Trung Quốc học. Sinh viên tốt nghiệp đại học (cử nhân) Trung Quốc học có kiến thức rộng về khu vực học, kiến thức sâu về chuyên ngành Trung Quốc học. Ngoài ra có thể sử dụng tiếng Hán hiện đại thành thạo trong giao tiếp nói chung cũng như trong chuyên môn nói riêng. Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo này, các sinh viên Trung Quốc học từng bước nâng cao trình độ tiếng Hán thông qua các môn học thực hành tiếng và các môn chuyên ngành. Với kiến thức, kỹ năng, thái độ được trang bị trong nhà trường, sinh viên tốt nghiệp ngành Trung Quốc học đều có thể dễ dàng tìm được các công việc tại các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, các bộ ngành cũng như các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

2. Đội ngũ cán bộ
Chủ nhiệm Bộ môn: TS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Thư ký Bộ môn, cố vấn học tập: TS. Nguyễn Anh Tuấn

2.1 Ban lãnh đạo Bộ môn qua các nhiệm kỳ
Nhiệm kỳ Họ và tên Chức vụ
5/2017-nay TS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa Chủ nhiệm Bộ môn
10/2016-5/2017 PGS.TS. Đỗ Thuý Nhung Chủ nhiệm Bộ môn
2013-10/2016 TS. Nguyễn Thọ Đức Chủ nhiệm Bộ môn
2010-2013 TS. Nghiêm Thuý Hằng Chủ nhiệm Bộ môn
2005-2010 GS.TS. Nguyễn Văn Khang Chủ nhiệm Bộ môn
1995-2005 PGS.NGND. Nguyễn Văn Hồng Chủ nhiệm đầu tiên của Bộ môn

2.2  Cán bộ cơ hữu của Bộ môn
1. Nguyễn Thị Ngọc Hoa 
Học vị: Tiến sĩ 
Chuyên môn: Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng
Lĩnh vực nghiên cứu: tiếng Hán đối ngoại, so sánh đối chiếu Hán – Việt, ngôn ngữ kinh điển Phật giáo Hán văn
Lĩnh vực giảng dạy
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Hán cơ sở, tiếng Hán nâng cao (dịch Trung – Việt), tiếng Hán chuyên ngành Văn hóa
- Học phần chuyên đề: Địa lý Trung Quốc

2. Nghiêm Thuý Hằng
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng
Lĩnh vực nghiên cứu: Văn hóa Trung Quốc; Ngôn ngữ và văn hóa; Phương pháp luận Trung Quốc học; Ngôn ngữ học xã hội; Phương ngữ học; Nhân học ngôn ngữ, Âm vị học so sánh lịch sử.
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Hán chuyên ngành kinh tế.
- Học phần chuyên đề: Văn hóa Trung Quốc; Văn hóa văn minh phương Đông; Nhập môn Trung Quốc học; Trung Quốc đương đại; Văn hóa xã hội Trung Quốc.

3. Nhâm Thị Thanh Lý
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Lịch sử
Lĩnh vực nghiên cứu: Lịch sử Trung Quốc
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Hán chuyên ngành Lịch sử, tiếng Hán chuyên ngành Chính trị - Xã hội
- Học phần chuyên đề: Lịch sử Trung Quốc

4. Trần Trúc Ly
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Trung Quốc học
Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học Trung Quốc; Vấn đề phụ nữ ở Trung Quốc; Điện ảnh Châu Á.
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Trung KHXH và Nhân văn 1, 2; Tiếng Hán nâng cao 1, 2, 3, 4.
- Học phần chuyên đề: Tiến trình văn học Trung Quốc

5. Nguyễn Anh Tuấn
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Đông phương học
Lĩnh vực nghiên cứu: Thơ ca cổ điển Trung Quốc và Nhật Bản
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Trung KHXH và Nhân văn 2; Tiếng Trung B1; Tiếng Hán nâng cao 1, 2, 3, 4; Tiếng Hán chuyên ngành chính trị - xã hội.
- Học phần chuyên đề: Tiến trình văn học Trung Quốc; Chính sách ngoại giao của Trung Quốc và quan hệ Việt Nam -  Trung Quốc.

6. Nguyễn Mai Đức
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên môn: Kinh tế học, quản trị doanh nghiệp.
Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế Trung Quốc; Quan hệ kinh tế Việt – Trung; Thương mại; Chính sách kinh tế - xã hội; Logistics.
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Trung KHXH và Nhân văn 1, 2; Tiếng Trung B1.
- Học phần chuyên đề: Kinh tế Trung Quốc; Chính sách ngoại giao của Trung Quốc và quan hệ Trung Quốc – Asean; Quan hệ mậu dịch Asean và Trung Quốc.

7. Trần Sơn Tùng
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Truyền thông Liên văn hoá
Lĩnh vực nghiên cứu: Truyền thông quốc tế, Hình ảnh quốc gia Trung Quốc, Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế.
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Hán cơ sở, Tiếng Hán nâng cao, Tiếng Hán cổ đại 
- Học phần chuyên đề: Triết học Trung Quốc


2.3. Cán bộ thỉnh giảng (thường xuyên)
    Từ khi được thành lập tới nay, Bộ môn luôn chú ý tăng cường kết nối với các Viện nghiên cứu, cơ quan ngoại giao, cơ sở giáo dục trong hợp tác giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn khoá luận và niên luận cho sinh viên. Gần đây, các chuyên gia tham gia thỉnh giảng chủ yếu là các cán bộ công tác tại Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới, Trung tâm Phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam)...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây