Bộ môn Đông Nam Á học

Bộ môn Đông Nam Á học được thành lập chính thức từ năm năm 1997.
1. Sứ mệnh và tầm nhìn
Sứ mệnh: “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về Đông Nam Á học, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”

Tầm nhìn: “Trở thành một ngành học mang định hướng nghiên cứu kết hợp với ứng dụng, có đội ngũ chuyên gia giỏi; đóng vai trò nòng cốt trong việc đào tạo và nghiên cứu về các vấn đề về Đông Nam Á học tại Việt Nam, đạt trình độ khu vực và quốc tế; xếp vào nhóm những cơ sở đào tạo về Đông Nam Á học tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á."

2. Mục tiêu đào tạo
Chương trình cử nhân Đông Nam Á học
Đào tạo những cử nhân có phẩm chất chính trị tốt, có kỉ luật, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức xây dựng đất nước, phát triển xã hội, có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn cùng kiến thức hệ thống, chuyên sâu về Đông Nam Á học; có khát vọng và tư duy khởi nghiệp, có khả năng giải quyết được các nhiệm vụ công việc liên quan đến chuyên môn về Đông Nam Á, sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp và trong công việc chuyên môn, sử dụng một ngôn ngữ bản địa khu vực trong giao tiếp cơ bản, có khả năng học tập và nghiên cứu ở trình độ cao hơn. 

Chương trình Tiến sĩ Đông Nam Á học
Trang bị những tri thức, cách tiếp cận lí thuyết, các công cụ nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao có tri thức hiện đại, có kiến thức chuyên môn sâu và phương pháp nghiên cứu chuyên sâu mang tính chuyên ngành, liên ngành về khu vực học, Đông Nam Á học, có tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, tư duy hệ thống chỉnh thể, có năng lực độc lập nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện những vấn đề thuộc về Đông Nam Á, có kĩ năng thực hành tốt về quan hệ quốc tế, sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công tác chuyên môn, có thể làm việc với tư cách chuyên gia, tham gia phụ trách, lãnh đạo tại các trường đại học, các Viện nghiên cứu, các cơ quan đoàn thể trong nước và quốc tế.

3. Đội ngũ cán bộ
Chủ nhiệm Bộ môn: TS. Hồ Thị Thành
Phó Chủ nhiệm Bộ môn: TS. Nguyễn Thùy Châu
Thư ký Bộ môn, cố vấn học tập: TS. Nguyễn Thị Thu Dung

3.1. Lãnh đạo Bộ môn qua các thời kỳ
Nhiệm kỳ Họ và tên Chức vụ
2020 - đến nay TS. Hồ Thị Thành Chủ nhiệm Bộ môn
2017 - 2020 GS.TS. Mai Ngọc Chừ Chủ nhiệm Bộ môn
TS. Hồ Thị Thành Phó Chủ nhiệm Bộ môn
1997 - 2017 GS.TS. Mai Ngọc Chừ Chủ nhiệm Bộ môn

3.2. Cán bộ cơ hữu của Bộ môn
1. Đào Lan Anh
Học vị: Thạc sĩ 
Chuyên môn: Ngôn ngữ học
Lĩnh vực nghiên cứu: Ngôn ngữ (tiếng Thái)
Lĩnh vực giảng dạy: Tiếng Thái;Văn hoá Thái Lan, Thái Lan trên con đường phát triển kinh tế.
 
2. Nguyễn Thị Thùy Châu
Học vị: Tiến sĩ 
Chuyên môn: Ngôn ngữ học
Lĩnh vực nghiên cứu: Ngôn ngữ Thái Lan; Văn hóa Thái Lan; Văn hóa Đông Nam Á
Lĩnh vực giảng dạy: Nhập môn Đông Nam Á học; Văn hóa Thái Lan; Tiếng Thái Lan
 
3. Nguyễn Thị Thu Dung
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Ngôn ngữ học
Lĩnh vực nghiên cứu: Ngôn ngữ và văn hóa Đông Nam Á, Tôn giáo Đông Nam Á; Du lịch ở Đông Nam Á 
Lĩnh vực giảng dạy: Tôn giáo Đông Nam Á, Lịch sử văn hóa xã hội các nước Đông Nam Á lục địa; Phát triển du lịch ở các nước ASEAN

4. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Học vị: ThS (NCS)
Chuyên môn: Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Philippines 
Lĩnh vực nghiên cứu: Lịch sử Philippines thời thuộc địa, đô thị Đông Nam Á thuộc địa, các vấn đề Đông Nam Á đương đại
Lĩnh vực giảng dạy 
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế Đông Nam Á, Tiếng Anh chuyên ngành Chính trị Đông Nam Á 
- Học phần chuyên đề: Cơ hội và tiềm năng phát triển của Đông Nam Á trong thời kỳ hội nhập khu vực, Địa lý, cư dân và kinh tế Đông Nam Á

 
5. Hồ Thị Thành
Học vị: Tiến sĩ 
Chuyên môn: Đông Nam Á học
Lĩnh vực nghiên cứu: Lịch sử Đông Nam Á; Chính trị Đông Nam Á; Lịch sử - chính trị Indonesia.
Lĩnh vực giảng dạy: Lịch sử Đông Nam Á; Cộng đồng ASEAN; Nhập môn Đông Nam Á học; Tiếng Indonesia
 
6. Trần Thị Quỳnh Trang
Học vị: Thạc sĩ 
Chuyên môn: Đông Nam Á học
Lĩnh vực nghiên cứu: Quan hệ Việt Nam – Thái Lan; Văn hóa Thái Lan; Văn hóa Đông Nam Á;
Lĩnh vực giảng dạy: Tiếng Thái; Địa lý Thái Lan; Quan hệ quốc tế Thái Lan và quan hệ Thái Lan – Việt Nam

3.3. Cán bộ thỉnh giảng
Ngoài các cán bộ của Bộ môn đã nghỉ hưu, các cán bộ đang giảng dạy tại các Bộ môn khác trong Khoa và trong trường (Bộ môn Ấn Độ học, Bộ môn Trung Quốc học – Khoa Đông Phương học; Khoa Lịch sử; Khoa Quốc tế học), cán bộ thỉnh giảng cho Bộ môn Đông Nam Á học còn đến từ các Viện nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Bên cạnh đó, Bộ môn Đông Nam Á còn tiếp nhận các giáo viên tình nguyện đến từ các nước Asean thông qua sự hỗ trợ của các tổ chức ngoại giao như Đại sứ quán Indonesia, Đại sứ quán Thái Lan, tổ chức THAICA…
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây