1. Mục tiêu đào tạo
Bộ môn Ấn độ học hướng đến mục tiêu đào tạo những cử nhân có kiến thức tổng quan về Đông phương học và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Nam Á học; Có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh và có những kĩ năng, nghiệp vụ cần thiết trong giao tiếp, công tác.
Những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ấn Độ học có thể công tác trên các lĩnh vực quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia nói tiếng Anh nói chung và các quốc gia Nam Á nói riêng; có thể nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học; có thể làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, văn phòng đại diện của các quốc gia sử dụng tiếng Anh đặt tại Việt Nam; có thể được tuyển dụng vào các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các công ty chế xuất và du lịch của các quốc gia sử dụng tiếng Anh v.v.
2. Đội ngũ cán bộ
Chủ nhiệm Bộ môn: TS. Phùng Thị Thảo
Cố vấn học tập Bộ môn: TS. Phạm Thị Thanh Huyền
2.1. Ban lãnh đạo Bộ môn qua các thời kỳ
Nhiệm kỳ |
Họ và tên |
Chức vụ |
05/2023 |
TS. Phùng Thị Thảo |
Chủ nhiệm Bộ môn |
2002-05/2023 |
PGS.TS. Đỗ Thu Hà |
Chủ nhiệm Bộ môn |
2002 |
GS.TS. Lương Ninh |
Chủ nhiệm Bộ môn |
2.2. Cán bộ cơ hữu của Bộ môn
1. Nguyễn Trần Tiến
Học vị: Tiến sĩ
Hướng nghiên cứu chính: Lịch sử, văn hóa và tôn giáo
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Anh B1; Tiếng Anh chuyên ngành (Lịch sử)
- Học phần chuyên đề: Lịch sử Ấn Độ; Tôn giáo ở Nam Á và Đông Nam Á
2. Phùng Thị Thảo
Học vị: Tiến sĩ
Hướng nghiên cứu chính: chính sách đối ngoại Ấn Độ, quan hệ quốc tế ở Nam Á; quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á; chính trị Ấn Độ và Nam Á
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Anh nâng cao 2; Tiếng Anh nâng cao 3
- Học phần chuyên đề: Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á và Nam Á; Quan hệ đối ngoại của Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ; Ấn Độ đương đại
3. Phạm Thị Thanh Huyền
Học vị: Tiến sĩ
Hướng nghiên cứu chính: mối quan hệ của thế giới Islam và Nam Á- Đông Nam Á; Ấn Độ Dương trong lịch sử; Champa và người Chăm, quan hệ Việt Nam – Iran
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Anh nâng cao 1
- Học phần chuyên đề: Tổng quan khu vực Nam Á và Đông Nam Á; Nhập môn Nghiên cứu Ấn Độ; Xã hội Ấn Độ
4. Đinh Thị Phương Thảo
Học vị: Thạc sĩ
Hướng nghiên cứu chính: Kinh tế học, Kinh tế quốc tế, Địa – kinh tế
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Anh Khoa học Xã hội và nhân văn 1; Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 2; Tiếng Anh chuyên ngành (Kinh tế)
- Học phần chuyên đề: Kinh tế Ấn Độ; Địa lí Ấn Độ
5. Phạm Ngọc Thúy
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên môn: Châu Á học
Hướng nghiên cứu chính : Chính trị Ấn Độ, Văn hóa và Văn minh Phương Đông, Tôn giáo.
Lĩnh vực giảng dạy:
- Học phần ngoại ngữ: Tiếng Anh KHXH&NV 1 & 2, Tiếng Anh Nâng cao 4 (Viết và dịch), Tiếng Anh chuyên ngành ( Văn hóa)
- Học phần chuyên đề: Văn hóa Ấn Độ, Phong tục tập quán Ấn Độ, Văn hóa Văn minh Phương Đông, Ngôn ngữ và Tộc người Nam Á & Đông Nam Á.
2.3. Cán bộ thỉnh giảng
Bộ môn Ấn Độ học luôn chú ý tăng cường quan hệ với các Viện nghiên cứu, cơ quan ngoại giao, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo. Gần đây, bộ môn thường mời chuyên gia từ Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam); các chuyên gia từ Trung tâm Văn hóa Ấn Độ Swami Vivekananda (Đại sứ quán Ấn Độ); NCS. ThS. của Khoa Chính trị (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn),… để cùng cộng tác, thẩm định giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, giao lưu ngoại ngữ và giảng dạy cho sinh viên bộ môn, hướng dẫn niên luận, khóa luận,…