[Báo cáo NCKHSV] Nghệ thuật kịch rối Bunraku và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội Nhật Bản

Thứ hai - 06/07/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Nghệ thuật kịch rối Bunraku và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội Nhật Bản
[Báo cáo NCKHSV] Nghệ thuật kịch rối Bunraku và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội Nhật Bản

Với đối tượng nghiên cứu cụ thể là nghệ thuật kịch rối Bunraku, bài niên luận gồm có 3 chương, nội dung chính của từng chương như sau:
Chương 1: 
Trình bày một cách sơ lược nhất về thuật ngữ Bunraku, nguồn gốc ra đời và lịch sử phát triển của Bunraku để người đọc có cái nhìn chung nhất về bộ môn nghệ thuật biểu diễn này.
Về thuật ngữ Bunraku: Bunraku (文楽, Văn Lạc) hay còn gọi là Nigyo Joruri (人形浄瑠璃, Hình Nhân Tịnh Lưu Ly) là một loại hình nghệ thuật kịch rối truyền thống đặc sắc của Nhật Bản, là sự kết hợp tinh tế giữa trình diễn rối và âm nhạc của cây đàn Shamisen (三味線, Tam Vị Tuyến) cùng lời hát Joruri (浄瑠璃Tịnh Lưu Ly).
Về lịch sử phát triển của Bunraku: Từ thời Heian đã xuất hiện những người hành nghề múa rối rong Kugutsumawashi(傀儡回し), đến thời Muromachi xuất hiện loại hình hát Joruri-một lối hát kể chuyện. Thời kì Edo chính là thời kì mà Bunraku phát triển mạnh mẽ nhất, từ thời Minh Trị tới nay những nhà hát Bunrakuza(文楽座) đã trở thành những nhà hát múa rối chuyên nghiệp, Bunraku cũng được nhận nhiều sự quan tâm từ chính phủ cũng như người dân Nhật Bản nhằm góp phần bảo tồn gìn giữ giá trị truyền thống của dân tộc.

Chương 2:
     Trình bày chi tiết về các con rối cũng như các nhạc cụ biểu diễn
Về con rối: vô cùng đa dạng, phong phú, ngoài ra các phụ kiện đi theo của một con rối cũng rất quan trọng được các nghệ nhân chú ý như: y phục, dây lưng, mũ mão, tóc giả...
     Về nghệ thuật chế tác đầu rối: tỉ mỉ, đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chế tác rối, vật liệu chế tác được tuyển chọn kĩ lưỡng từ những cây tuyết tùng lâu năm, qua nhiều thao tác mới có thể tạo thành một chiếc đầu rối hoàn chỉnh.
Về nhạc cụ biểu diễn: có trống và đàn Shamisen.
Chương 3: 
Nội dung chính của chương 3 đi sâu vào các yếu tố tạo nên thành công của vở rối: âm nhạc-điệu hát Joruri, sự hòa hợp ăn ý của ba người nghệ sĩ biểu diễn rối cũng như sự kết hợp của con rối cùng với nhạc cụ, tiếng đàn Shamisen...tất cả các yếu tố đó đều quan trọng, không thể thiếu được yếu tố nào dù chỉ là một...
Thông quan một nhà soạn kịch tiêu biểu-Chikamatsu Monzaemon(近松門左衛門) đánh giá sức ảnh hưởng của Bunraku đối với đời sống xã hội Nhật Bản kể từ khi nó khởi phát cho tới thời hiện đại.
Có thể thấy Bunraku là một bộ môn nghệ thuật có những yếu tố rất riêng của tâm hồn Nhật Bản. Cho tới nay Bunraku vẫn mang trong mình sức thu hút với đông dảo khán giả trong va ngoài nước Nhật. 

SV. Lê Ngọc Ánh
K57 Bộ môn  Nhật Bản học

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây