1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu :
Nền giáo dục Nhật Bản có thể được coi là hàng đầu Châu Á với những thành tựu và kết quả thực tế đã đạt được. Tuy nhiên không khó để nhận thấy rằng những thành công đó hiện nay có được nhờ cả sự hỗ trợ của các hình thức giáo dục ngoài giờ dành cho nhiều độ tuổi và mục đích khác nhau mà phổ biến nhất là các trung tâm học thêm và luyện thi, có thể gọi chung là lớp học thêm(学習熟) hay Juku(熟) .
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào đối tượng nghiên cứu là juku hay lớp học thêm ngoài giờ (hướng đến trường hợp học sinh tiểu học và trung học) trong mối quan hệ tác động và ảnh hưởng tới nền giáo dục cơ sở do Bộ giáo dục bảo trợ và thực hiện.
3. Tóm tắt luận văn
Chương 1 : Tiếp cận với Juku trong hệ thống giáo dục Nhật Bản
Tập trung làm rõ khái niệm juku, phân loại và điểm lại về lịch sử hình thành juku.
Có lịch sử hình thành từ thời đại Heian, Juku(塾–thục) xuất phát từ ý nghĩa ban đầu là các lớp học tư thục tại gia dành cho nam sinh thời xưa; hay là lớp đặc biệt giảng dạy các kĩ năng cao cấp về tư duy như tính toán bằng bàn tính hoặc thư pháp cho đến nay thường xuyên được nhắc đến bằng một khái niệm trọn vẹn hơn là “Trường học tư thục Gakushujuku”.
Juku được chia làm 4 loại theo tiêu chí căn bản nhất là dựa trên trình độ của đối tượng học sinh:Lớp Tiến học(進学塾/Tiến học thục), Lớp Bổ luyện(補習塾/Bổ luyện thục), Lớp “Cứu trợ”(救済塾/cứu tế thục), Lớp tổng hợp(総合塾/tổng hợp thục)
Chương 2: Tác động và ảnh hưởng của juku đối với ngành giáo dục
Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của juku đối với giáo dục.
Tác động tích cực:
- Được thiết kế dựa trên tính năng động về cả thời gian và giáo án, juku đóng vai trò cải thiện đáng kể kết quả học tập đối với những học sinh gặp khó khăn với việc tiếp thu chương trình giảng dạy trường lớp.
- Không chịu sự quản lý của Bộ giáo dục về chương trình giảng dạy, juku có quyền quyết định những chính sách hoạt động riêng, cụ thể như việc dạy cái gì, và dạy như thế nào.
Tác động tiêu cực:
- Juku phát triển khắp nơi như một biểu hiện của xã hội coi trọng bằng cấp (学歴社会); bản thân sự tồn tại của juku đã cho thấy những khiếm khuyết đồng hành song song với hệ thống giáo dục nhà nước.
- Các trung tâm juku hoạt động với tư cách doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến vấn đề công bằng – bình đẳng trong xã hội.
- Một trong những nhân tố chính cản trở mục tiêu “giáo dục toàn diện”: juku phổ biến là nguyên nhân chính cho thực trạng những hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kĩ năng mềm bị xem nhẹ và dần dần bị cắt giảm thời lượng.
Chương 3: Juku trong thế kỉ 21:
Duy trì hoạt động dựa trên nguyên tắc và nhiệm vụ hàng đầu là tạo ra mối quan hệ cân bằng, tương hỗ với trường học; cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng một cộng đồng hợp tác giáo dục và giáo dục chọn lọc.
- Để tồn tại và hoạt động vững vàng, xã hội đòi hỏi ở Juku sự cân bằng giữa mục tiêu giáo dục và hình thức với tư cách thị trường kinh doanh.
- Theo đuổi giáo dục có chọn lựa và nâng cao ý thức hỗ trợ giáo dục cộng đồng.
SV. Lê Kiều Anh
K57 Bộ môn Nhật Bản học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn