[Báo cáo NCKHSV] Tinh thần Shinsengumi cuối Mạc phủ Tokugawa

Thứ bảy - 18/07/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Tinh thần Shinsengumi cuối Mạc phủ Tokugawa
[Báo cáo NCKHSV] Tinh thần Shinsengumi cuối Mạc phủ Tokugawa

CHƯƠNG I: Quá trình hình thành, phát triển và tan rã của Shinsengumi
1.1: Sự hình thành của Shinsengumi
1.1.1: Bối cảnh hình thành Shinsengumi
        Sau một thời gian dài chiến loạn, bước vào thời kì Edo, Nhật Bản dưới sự thống trị của Mạc Phủ Tokugawa đã ổn định chính trị, kinh tế đã có sự biến chuyển rõ rệt. Đầu thế kỷ thứ 19, chính trị Nhật Bản rơi vào trạng thái bất ổn.Trước sức ép từ bên ngoài và bên trong cộng thêm an ninh bất ổn, Mạc Phủ cho thành lập lực lượng cảnh sát trị an Kyoto. Đây chính là tổ chức tiền thân của Shinsengumi.
        1.1.2: Sự hình thành của Shinsengumi 
Shinsengumi xuất thân từ các Rounin được chí sỹ Kiyokawa Hachiro tuyển mộ dưới sự chỉ huy của 13 thành viên chủ chốt. Trước khi có tên Shinsengumi, nhóm đã có nhiều lần thay đổi về cơ cấu, tổ chức cũng như các thành viên. Năm 1863, dưới sự lãnh đạo của Kondo Isami, nhóm được lãnh chúa phiên Aizu ban tên Shinsengumi.
        1.1.3: Sự phát triển của Shinsengumi
        Nhờ những chiến công trong quá trình phục vụ Mạc phủ, số lượng thành viên của Shinsengumi tăng lên đáng kể. Trong thời kỳ này, có sự lục đục nội bộ của Shinsengumi.
        1.1.4: Sự tan rã của Shinsengumi
        Khi Mạc phủ đang dần yếu thế về mọi mặt, Shinsengumi tham gia hàng ngũ quân đội và tận trung đến chết. 
    CHƯƠNG II:Tinh thần Shinsengumi
        2.1: Sự trung thành của Shinsengumi
        Trung thành với Mạc Phủ, đất nước
        Thành viên của Shinsengumi xuất thân từ các tầng lớp khác nhau nhưng đều chung chí hướng tận trung với Mạc Phủ. Ngoài việc dốc sức tận trung trong nhiệm vụ, giữa Shinsengumi và phiên Aizu còn có sự thống nhất trong phục vụ Mạc Phủ.
Trung thành với truyền thống dân tộc
        Cho dù bước sang giai đoạn chiến tranh súng ống trọng sự nhanh nhẹn, Shinsengumi vẫn chọn trang phục truyền thống. Ngoài ra, họ còn trung thành với môn võ dân tộc. Mãi sau này, nhận được lệnh từ cấp trên, họ mới thay đổi trang phục và vũ khí.
        2.1.2: Sống với tinh thần kỉ luật cá nhân cao của võ sỹ
        Họ đặt ra những quy định như “Cục trung pháp độ thư” để răn đe các thành viên. Ngày ngày, các thành viên dưới sự hướng dẫn của đội trưởng chăm chỉ luyện tập. Khi ra trường, nguyện chết chứ không chịu bỏ chạy.
        2.1.3: Sự dung cảm của Shinsengumi
        Sự dung cảm của họ được thể hiện qua hai trận đánh: Cuộc đột kích Ikedaya và Đại chính biến Cấm môn.
        CHƯƠNG III: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SHINSENGUMI
        3.1: Ảnh hưởng về lịch sử
        Shinsengumi là minh chứng cho giai đoạn chuyển giao chính trị và là nguồn cảm hứng cho các nhà nghiên cứu tìm tòi và làm rõ những bí mật về họ.
    3.2: Ảnh hưởng đối với văn học, nghệ thuật    
    Shinsengumi xuất hiện nhiều trên vở kịch, truyện tranh, phim ảnh với dáng vẻ hào hung, luôn thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp.

SV. Nguyễn Thị Khánh Linh
K57 Bộ môn Nhật Bản học

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây