[Báo cáo NCKHSV] Sự ra đời và vai trò của các trường đại học dân lập Nhật Bản trong thời kỳ cận đại

Thứ ba - 07/07/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Sự ra đời và vai trò của các trường đại học dân lập Nhật Bản trong thời kỳ cận đại
[Báo cáo NCKHSV] Sự ra đời và vai trò của các trường đại học dân lập Nhật Bản trong thời kỳ cận đại

CHƯƠNG 1: CẢI CÁCH GIÁO DỤC THỜI MINH TRỊ
1. Sự ra đời của chính phủ Minh Trị và những cải cách
Thời kì Edo, nhà nước thực hiện chính sách bế quan toả cảng. Tuy nhiên, sang thời Minh Trị, nhà nước mở cửa, thực hiện hàng loạt các chính sách cải cách trên toàn bộ các lĩnh vực chính trị, văn hoá, giáo dục. Chủ động học hỏi khoa học tiến bộ phương Tây với khẩu hiệu “ Phú quốc cường binh – Thực sản hưng nghiệp”.
1.2 Cải cách giáo dục thời Minh Trị
1.2.1 Giáo dục trước thời kì công bố học chế
Vào thời kì Tokugawa tồn tại bốn loại hình trường học dành cho tầng lớp quý tộc, đó là: trường do Mạc phủ quản lí, trường Han,trường Hương , trường tư thục . Và chỉ có duy nhất trường Terakoya dành cho tầng lớp bình dân.
Số người dân Nhật Bản biết chữ đã đạt 40%, đây là tiền đề cho sự tăng trưởng giáo dục thời kì Minh Trị sau này. Phong trào Lan học phát triển mạnh mẽ.
1.2.2 Giáo dục thời kì học chế
Sắc lệnh học chế được ban hành đã mang lại những sự thay đổi to lớn cho giáo dục Nhật Bản thời kì cận đại. Đó là tỉ lệ trẻ em đi học tăng nhanh chóng (tăng hơn 30% so với thời kì Edo). Cùng với đó, số lượng trường học tăng lên, đặc biệt là sự thay đổi trong giáo dục cao đẳng, đại học.

CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP
2.1 Phong trào Dương học (Yogaku - )- Tiền đề cho sự hình thành các trường dân lập
Phong trào Dương học phát triển mạnh mẽ và có rất nhiều những nhà tri thức theo học. Tạo tiền đề lớn cho sự ra đời các trường dân lập sau này.
2.2. Sự ra đời và phát triển của các trường dân lập
Hàng loạt sự ra đời các trường đại học dân lập danh tiếng như Keio, Waseda… đáp ứng nhu cầu theo học cao của người dân.
2.3 Trường Keio Gijuku
2.3.1 Sự hình thành trường Keio Gijuku
Do Fukuzawa Yuichi sáng lập. Chương trình giảng dạy là khoa học kĩ thuật của phương Tây.
2.3.2 Sự phát triển của Keio Gijuku
Trường đã mở ra rất nhiều ngành đào tạo được mở ra vả trở thành một trong những trường đại học dân lập lớn nhất tại Nhật Bản.
2.3.3 Thành tích
Rất nhiều nhân vật tầm cỡ và ảnh hưởng đã xuất thân từ ngôi trường này như Thủ tướng Koizumi Junichiro, Thủ tướng Ryutaro Hashimoto, Thủ tướng Inukai Tsuyoshi…
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP
Thứ nhất, sự mở rộng các trường đại học tư lập đã đáp ứng  nguyện vọng học lên của người dân Nhật Bản.
Thứ hai, mở ra các khoa luật đáp ứng xu hướng cải cách xã hội trong bối cảnh xây dựng luật pháp, kinh tế, chính trị để sánh kịp các nước phương Tây. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.
Thứ ba, giảm bớt gánh nặng chi phí giáo dục cho chính phủ.
Thứ tư, cạnh tranh chất lượng đào tạo giữa các trường công và trường tư, mang đến một nền giáo dục chất lượng cho người dân.
KẾT LUẬN
Trước bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã có cuộc cải cách duy tân đúng đắn để thoát khỏi sự dòm ngó của các nước tư bản phương Tây. Đây là cuộc cải cách thay đổi nhận thức, tư duy, từ bỏ sự đóng cửa với thế giới bên ngoài, thay vào đó là học tập có chọn lọc những kiến thức từ các nước tiên tiến khác. Từ đó, những chính sách giáo dục cũng được thay đổi và áp dụng hiệu quả, phù hợp với tình hình đất nước. 

SV. Lê Thanh Vân
K57 Bộ môn Nhật Bản học

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây