Chương 1: Bối cảnh lịch sử thời Edo (Chương này tập trung làm rõ bối cảnh chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội thời Edo và những tác động của sự biến đổi bối cảnh lịch sử đến sự phát triển nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc).
Chương 2: Kiến trúc thành thị Nhật Bản thời Edo ( tập trung vào một số nét tiêu biểu về quy hoạch đô thị cũng như các công trình kiến trúc thành thị đặc trưng cho thời kỳ này).
Kiến trúc thành quách tiếp tục phát triển và đạt sự hoàn thiện về mặt thẩm mỹ cũng như tính kỹ thuật với những tòa lâu đài cung điện xa hoa, hay sự xuất hiện của những lăng tẩm hoa mỹ, tráng lệ cũng là một dấu ấn cho kiến trúc Nhật Bản thời kỳ này. Phong cách Sukiya và phòng trà được kết hợp trong kiến trúc nhà ở thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên. Việc xây dựng các khu vui chơi giải trí đặc biệt là các nhà hát trong thành phố hay xây dựng hệ thống các nhà kho là minh chứng tiêu biểu cho sự phát triển kiến trúc thời kỳ này nói riêng và tiêu biểu cho sự phát triển của nền văn hóa thị dân nói chung. Không chỉ vậy, khuynh hướng kiến trúc nhà võ sĩ đạo và những công trình kiến trúc nhà phố theo phong cách Shoin cũng ngày càng phát triển. Tất cả đều thể hiện sự khéo léo ngày càng tinh tế trong nghệ thuật kiến trúc của Nhật Bản thời đại Tokugawa.
Chương 3: Kiến trúc Nông thôn: chương 3 khái quát một số đặc điểm của kiến trúc nhà ở nông thôn cũng như một số kiểu nhà tiêu biểu
Có thể thấy khác với sự xa hoa lộng lẫy của những tòa cung điện, tòa lâu đài trong thành phố, những ngôi nhà ở nông thôn Nhật Bản thời kỳ này rất bình dị. Những ngôi nhà nông trang trên khắp đất nước đều có cấu trúc tương tự nhau, đều sử dụng rơm và gỗ - những chất liệu lấy từ tự nhiên để xây dựng là chính. Tuy nhiên ở mỗi vùng miền lại phát triển những phong cách độc đáo khác nhau được thể hiện trong cấu trúc của ngôi nhà hay cấu trúc mái nhà. Tiêu biểu như nhà theo phong cách Gassho, Magariya, Kudo,..Người dân Nhật Bản với bản lĩnh kiên cường, khả năng sáng tạo đã từng bước thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của họ để có thể thích nghi với đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, đặc biệt là để thích nghi với điều kiện khí hậu của từng vùng miền
Thành tựu kiến trúc thời Edo trở thành một trong những nền tảng quan trọng cho sự phát triển kiến trúc của các thời kỳ sau này. Qua những nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc ấy, ta có thể hiểu được một phần nào về những tinh hoa văn hóa nghệ thuật của đất nước Nhật Bản.
SV. Lê Thị Khánh Huyền
K57 Bộ môn Nhật Bản học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn