[Báo cáo NCKHSV] Hiện trạng hôn nhân đồng giới ở Nhật Bản từ năm 1990 đến 2013

Thứ ba - 21/07/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Hiện trạng hôn nhân đồng giới ở Nhật Bản từ năm 1990 đến 2013
[Báo cáo NCKHSV] Hiện trạng hôn nhân đồng giới ở Nhật Bản từ năm 1990 đến 2013

Chương 1. Thực trạng hôn nhân đồng giới trên thế giới.
Hiện nay, khoa học kết luận rằng người đồng tính là người bị hấp dẫn về tình cảm và tình dục với những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Trong tiếng Anh “ Gay” chỉ người đồng tính nam, “ Lesbian” là chỉ người đồng tính nữ. Đồng tính không phải là bệnh, rối loạn tâm lý hay vấn đề cảm xúc. Ngày 17/5/1990, tổ chức Y tế thế giới WHO đã chính thức loại đồng tính ra khỏi danh sách các căn bệnh. 
    Xu hướng tính dục là một trong bốn yếu tố tạo nên tính dục. Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, Hiệp hội Lao động Xã hội Quốc gia (Hoa Kỳ) khẳng định:“ Thiên hướng tình dục” (sexual orien- tation) chỉ một việc bị hấp dẫn về mặt tình dục hoặc tình cảm đối với nam, nữ hoặc cả hai. 
    Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa hai người cùng giới tính sinh học, hoặc nhận thức giới tính.
    Tính đến năm 2014, trên thế giới đã có 16 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới. Có 17 quốc gia và 12 vùng lãnh thổ chấp nhận người đồng tính chung sống dưới hình thức kết hợp dân sự. Có 4 quốc gia chấp nhận người đồng tính sống chung không có đăng ký.
 Hà Lan là quốc qia đi đầu cho việc công nhận hợp pháp loại hình hôn nhân này. Ngay cả ở Mỹ, cũng đã có một số bang công nhận. Phần lớn các quốc qia đã công nhận ở châu Âu, châu Mĩ. Ở châu Á cho đến nay chưa có quốc qia nào lên tiếng công nhận hợp pháp hôn nhân đồng giới. 
Chương 2. Hiện trạng hôn nhân đồng giới ở Nhật Bản
    Nhật Bản là quốc gia có lịch sử về đồng giới từ rất sớm. Người ta nghiên cứu trong thời kỳ tiền hiện đại ở Nhật, mối quan hệ đồng giới chia làm ba giai đoạn. Từ thời kỳ hiện đại, mối quan hệ này không còn phát triển như trước nữa do cải cách đất nước, ảnh hưởng văn hóa của các nước bên ngoài, đặc biệt là châu Âu, vai trò của nam giới được đề cao và cần khẳng định.
    Hiện nay, Nhật Bản chưa cho phép hôn nhân giữa hai người cùng giới. Hơn nữa, một số điều trong pháp luật quốc gia này hạn chế quyền lợi của người đồng giới, đó là những quyền lợi về pháp luật, xã hội, quyền lợi cá nhân... Điều này đã bị các tổ chức quốc tế bảo vệ quyền lợi của con người lên án. Sự không cho phép này thể hiện rõ nhất trong hiến pháp Nhật Bản. Điều 24 của luật hôn nhân từ năm 1947 quy định: Hôn nhân phải có sự tán thành của cả hai vợ chồng, phải tồn tại dựa trên sự hợp tác, bình đẳng về quyền lợi giữa hai người. Dựa trên tinh thần tôn trọng phẩm giá cá nhân, bình đẳng giới, Pháp luật ban hành quy định về việc lựa chọn vợ chồng, quyền tư hữu, thừa kế, lựa chọn nơi ở, li dị và mọi vấn đề khác về hôn nhân, gia đình”.
Chương 3. Hôn nhân đồng giới ở Nhật Bản trong cái nhìn với Việt Nam và thế giới.
    Ở Việt Nam, tháng 5 năm 2012, Chính phủ đã tiến hành tham vấn việc sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình và quyết định đưa nội dung hôn nhân đồng giới vào xem xét. Dự thảo đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến trong năm 2013. 
Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia ở khu vực châu Á, quan niệm gia đình là sự kết hợp giữa một nam và một nữ đã bắt rễ sâu  vào văn hóa, nếp sống của người Á Đông. Thực tế các cặp vợ chồng đồng giới không có khả năng sinh sản tự nhiên để đáp ứng yêu cầu đó nên không được chấp nhận. 
    Việc một quốc gia đi đến công nhận hôn nhân đồng giới đều trải qua thời gian cân nhắc, đấu tranh lâu dài. Ngoài ra yếu tố vị trí đất nước, nền văn hóa, con người mỗi khu vực trên thế giới đều khác nhau. Mỗi quốc gia lại có chế độ pháp lý, cơ cấu tổ chức, nền văn hóa truyền thống, tôn giáo riêng…Tất cả những yếu tố đó đều có ảnh hưởng mạnh mẽ. 
    Hiện nay, hôn nhân đồng giới chưa được hợp pháp hóa tại Nhật Bản, nhưng trong tương lai chính phủ Nhật Bản sẽ có những cân nhắc phù hợp với tình hình thế giới và đất nước mình. Thế giới đang chờ đợi một quốc gia châu Á chính thức lên tiếng sửa đổi luật hôn nhân cho phép kết hôn cùng giới. Chúng ta cũng tự hỏi, các quốc gia châu Á phải chăng đang chờ đợi một hoàn cảnh khác thích hợp hơn hay còn những dè chừng nhất định mà việc công nhận hình thức hôn nhân này luôn khó khăn.

SV. Phạm Thị Nga
K57 Bộ môn Nhật Bản học 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây