I: Phần mở đầu
Vấn đề giao thương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề rất quan trọng và thú vị. Khi nghiên cứu đề tài này sẽ đem lại những hiểu biết nhất định về lĩnh vực này, giúp cho chúng ta đưa ra những chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong bài nghiên cứu này em chọn cửa khẩu Cốc Nam, một cửa khẩu phụ nhưng có vai trò rất quan trọng ở miền Bắc để nghiên cứu về hoạt động giao thương diễn ra ở đây. Khái niệm giao thương được sử dụng là chỉ hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ... giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng ( barter) .
Tại cửa khẩu Cốc Nam, Lạng Sơn hoạt động xuất nhập khẩu ở đây chủ yếu là xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản. Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thô, thủy sản, và một số loại hoa quả như dưa hấu, vải, nhãn, xoài, các hạt giống ... Không chỉ xuất khẩu, Việt Nam cũng phải nhập khẩu một lượng lớn những mặt hàng của Trung Quốc.
Cửa khẩu Cốc Nam nằm đối diện với cửa khẩu Lũng Vài của thị xã Bằng Tường của Trung Quốc, nằm ở khu vực biên giới Trung-Việt. Tại đây hàng hóa, xe cộ và người lưu thông khá là thuận tiện, bao quanh là những dãy núi tạo thành một kết cấu tự nhiên của pháp lý.Khu vực này nằm trong khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây, đã được Quốc Vụ Viện Trung Quốc phê duyệt để phát triển kinh tế.. Với lợi thế về địa lý,cửa khẩu có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cửa khẩu. Không những vậy, cửa khẩu này còn nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp, các chính sách phát triển kinh tế, mở cửa thương mại được áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Một vấn đề quan trọng khác chính là cơ sở hạ tầng, do được đầu tư nâng cấp đã kịp thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao.
Việc phát triển kinh tế cửa khẩu là việc làm mang tính chiến lược, bới khi đưa vào hoạt động nó đã khiến cho việc xuất nhập khẩu trở nên dễ dàng hơn, đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh và của đất nước. Ngoài ra nó còn một ý nghĩa hết sức quan trọng đó là thắt chặt tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước , tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân.
Phần nội dung
1. Thực trạng giao thương ở cửa khẩu Cốc Nam
Về lao động và thị trường, có thể nói đây là khu vực có thị trường rộng lớn và tiềm năng với nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, lao động chưa qua đào tạo còn khá đông và mang tính chất phức tạp nên khó kiểm soát. Thị trường bấp bênh và phụ thuộc. Thường xuyên phát sinh tình trạng ùn tắc, khó thông quan kéo dài, giá cả không ổn định.
2. Ảnh hưởng của hoạt động giao thương đến người dân xung quanh: tích cực và tiêu cực .
Bên cạnh những tích cực mà nó mang lại như giải quyết việc làm, được hưởng những chính sách ưu tiên , cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao, cuộc sống dần trở nên ổn định hơn. Những người dân ở đây rất dễ dàng để có được một công việc có thể nuôi sống được bản thân mình. Có thể chưa nhận thức đúng đắn, chưa được tuyên truyền và hiểu rõ pháp luật cũng như bị các thành phần xấu lôi kéo do tính chất phức tạp ở nơi đây một bộ phận của người dân đã tham gia buôn bán trái phép qua đường biên mà không qua sự kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Ngoài ra còn một vấn đề đang nổi cộm hiện nay đó là vấn đề ô nhiễm môi trường.
III. Kết luận
Cửa khẩu Cốc Nam là một trong những cửa khẩu đóng vai trò lớn ở khu vực phía bắc. Trong những năm gần đây việc giao lưu buôn bán diễn ra rất nhộn nhịp. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Để thúc đẩy khu vực này phát triển mạnh hơn nữa cần phải chú trọng đầu tư và có những chính sách quan tâm đúng đắn.
1. Xây dựng cơ sở hạ tầng thật tốt.
2. Xây dựng một cơ chế điều tiết, quản lí linh hoạt hiệu quả từ trung ương đến địa phương.
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động có đào tạo
4. Tăng cường quảng bá hình ảnh, kí kết các hợp đồng, hợp tác kinh tế
SV. Hứa Thị Anh
K57 Bộ môn Trung Quốc học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn