[Báo cáo NCKHSV] "Tín" trong luận ngữ và ảnh hưởng của nó trong kinh doanh

Thứ tư - 12/08/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV]
[Báo cáo NCKHSV] "Tín" trong luận ngữ và ảnh hưởng của nó trong kinh doanh

A.    PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài: Nho giáo là học thuyết đào tạo nên những con người cần thiết cho sự phát triển và ổn định xã hội. Vì thế, Nho giáo đã đưa ra một hệ thống đạo lý có khả năng điều hòa tốt đẹp mọi sinh hoạt trong xã hội, gọi là “Ngũ thường”. Ngũ thường chính là năm đức cơ bản trong hành vi thường nhật của con người bao gồm: Nhân , Nghĩa, Lễ, Trí , Tín. Đức “Tín” mặc dù chỉ đứng ở hàng thứ năm trong Ngũ thường nhưng lại rất quan trọng bởi vì hỗ trợ cho cả bốn đức trên. Không có Tín thì vạn sự bất thành. Đức “Tín” chính là một trong những đức tính tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa từ ngàn đời nay. Nhưng trong thời đại kinh tế thị trường ngày hôm nay, mọi người đều theo đuổi thế giới vật chất phù phiếm ,cuộc sống đang dần dần thiếu đi tình cảm, sự tin tưởng lẫn nhau giữa người với với người trong xã hội. Vậy câu hỏi đặt ra là đức “Tín” có còn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa trong cuộc sống của người dân Trung Hoa trong thời đại hiện nay không?
Mục tiêu nghiên cứu:Tìm hiểu rõ nguồn gốc hình thành và cấu tạo nên chữ “Tín”.Nắm được tầm quan trọng và ý nghĩa của chữ “ Tín” trong tư tưởng của Khổng Tử ở tác phẩm “Luận ngữ” .Ý nghĩa và ảnh hưởng của chữ “Tín” trong kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu: chữ “Tín” trong tác phẩm “Luận ngữ”.
Lịch sử nghiên cứu: Đề tài “Tín” trong “Luận ngữ” đã được một số học giả Trung Quốc nghiên cứu, trong đó có “试论论语中的信” của Củng Bảo Bình (巩宝平) tại đại học Sơn Đông học viện văn hóa lịch sử(山东大学历史文化学院) nghiên cứu, bài viết đã đê cập đến ý nghĩa của Tín trong “Luận ngữ”. và mối quan hệ của nó đối với các phạm trù đạo đức khác trong “Luận ngữ”.
Phương pháp nghiên cứu:bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp và phân tích.
B.    NỘI DUNG
 “Luận  ngữ” là tác phẩm kinh điển lớn, là kinh thánh và kinh phúc âm của Nho giáo Trung Hoa, xuất hiện từ thời Xuân Thu. Bộ “Luận ngữ” đứng đầu trong Tứ thư. “Luận ngữ” có nghĩa là ngữ lục, ghi chép lại ngôn luận.
 “Tín” là một trong những phạm trù đạo đức  chủ yếu trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, mà ý nghĩa cơ bản của nó là thực sự thành thực, tin tưởng, lời nói ra phải chắc chắn, không được nuốt lời
Ngày nay người ta thường dùng câu thành ngữ “ Nhân ngôn thành tín” để giải thích về chữ “Tín”. Chữ “Tín” được hợp bởi bộ “Nhân” và “Ngôn”,  hội ý rằng người có đức “Tín” thì lời nói của người ấy hợp với hành vi, nói sao làm vậy, tạo niềm tin cho người khác.
Chữ “Tín” được Khổng Tử nhắc đến tổng cộng 38 lần trong tác phẩm “Luận ngữ”. Khổng Tử xem “Tín” là một trong những phẩm chất quan trọng trong đạo làm người. Khổng Tử nhắc đến “Tín” trong rèn luyện tu dưỡng đạo đức con người, trong tương giao với mọi người và trong đường lối chính trị.
Chữ “Tín” rất quan trọng trong mối tương giao giữu con người với con người, đặc biệt là trong mối quan hệ bạn bè, phải đặt chữ “ Tín” lên hàng đầu, hãy đem lại cho bạn mình sự bình yên và tin tưởng tuyệt đối.
Sự tín nhiệm của dân đối với chính quyền có ý nghĩa rất quan trọng. Sự hưng thịnh thành vong của một quốc gia, một chính quyền đều phụ thuộc vào lòng dân, đạt được sự tin tưởng của nhân dân thì sẽ có tất cả.
Người quân tử có nhiều đức tính, trong đó “Tín” là một đức tính quan trọng.
Trong “Luận ngữ”, “Tín” xuất hiện cùng với rất nhiều các phạm trù đạo đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Đạo , Đức, Trung, Hiếu, Trực , Dũng) với tần số xuất hiện  cùng nhau không giống nhau. Phân loại mối quan hệ của chữ “ Tín” với các phạm trù tư tưởng thành 2 loại sau: Một là mối quan hệ của “Tín” với phạm trù tư tưởng căn bản trong Luận ngữ. Hai là “Tín” với các phạm trù tư tưởng không căn bản trong Luận ngữ.
Bài học về chữ “Tín”  trở nên quý giá hơn bao giờ hết, nó không chỉ biểu hiện cho triết lí kinh doanh bền vững mà sâu sa hơn là nhân cách con người làm nghề doanh nhân. Nếu coi văn hóa doanh nghiệp là một củ hành, thì chữ “Tín”nằm trong lớp sâu nhất của củ hành văn hóa doanh nghiệp. Chữ “Tín” thể hiện niềm tin của người khác đối với doanh nghiệp đáng giá vàng ròng. Vũ khí bí mật cuả mọi doanh nghiệp tuy khác nhau nhưng đều nằm chung ở chữ “Tín”.
C.    KẾT LUẬN
Từ bài viết, chúng ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của chữ “ Tín” trong tư tưởng Khổng Tử trong “Luận ngữ” và ý nghĩa thiết thực của nó trong cuộc sống thường ngày của người dân Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Giữ chữ “Tín” là sự biểu hiện của lòng trung thành. Con người không thể tách rời giao tiếp, mà giao tiếp không thể tách rời chữ “Tín”. “Giữ được chữ Tín nhỏ, sẽ giữ được chữ Tín lớn”, từ quản lí quốc gia, kinh doanh buôn bán, hay trong mối quan hệ với mọi người dều cần phải giữ chữ “Tín”. “Tín” chính là cầu nối giữa những người với người. Đó chính là đạo đê chúng ta “lập thân xử thế”, alf một loại tình cảm và phẩm chất cao thượng, thể hiện sự tôn trọng người đối với mọi người và chính bản thân mình. Giữ chữ “Tín” là một trong những nhân tố quan trọng giúp bạn tiến gần hơn đến thành công trong cuộc sống.

SV. Đinh Thị Ngọt
K57 Bộ môn Trung Quốc học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây