Phần mở đầu
Lý do lựa chọn đề tài: hiện nay Trung Quốc phát triển một cách nhanh chóng với sự vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới vid vậy , mọi hoạt động của Trung Quốc đều được cả thế giới quan tâm . Những hành động của Trung Quốc hiện nay cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để tìm ra những biện pháp đối phó , ứng xử cho phù hợp .
Mục đích của đề tài là: tìm hiểu về các chính sách của Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách sức mạnh mềm văn hóa . Qua đó có thể đựơc những thành tựu ,hạn chế của chính sách này . Từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam trong quá trình phát triển trong tương lai.
Phần nội dung
Chương I. Lý luận sức mạnh mềm của phương Tây
Ta tìm hiểu học thuyết “ sức mạnh mềm” của Joseph S.Nye , đại học Harvard ( Mỹ): sức mạnh mềm là sự hấp dẫn và mê hoặc chứ không phải là cưỡng chế hay ép buộc . Một quốc gia có thể khiến đối phương có những hành vi học tập và làm theo những điều mình mong muốn thông qua sức lan tỏa về văn hóa , hình thái ý thức và chế độ , từ đó thực hiện mục tiêu chiến lược của quốc gia . Văn hóa của một quốc gia ( có sức hấp dẫn đối với các quốc gia khác ) trong những bối cảnh nhất định , văn hóa có thể được xem là một nguồn lực quan trong của sức mạnh mềm . Văn hóa hiện diện ở các cấp độ vô cùng đa dạng , các văn hóa khác nhau tương tác theo những cách thức khác nhau ,là kênh truyền bá giá trị và tư tưởng chính trị
1. Quan điểm về sức mạnh mềm của Trung Quốc : Trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Trung Quốc và Đại hội đại biểu toàn quốc hội liên hiệp nhà văn Trung Quốc , chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh : “Tìm tòi hướng phát triển đúng cho văn hóa Trung Quốc , tạo ra thời đại huy hoàng mới cho văn hóa dân tộc , nâng cao sức mạnh mềm quốc gia là một thực tiễn cấp bách đặt ra trước mắt chúng ta”
Các nước Nhật, Hàn , Ấn Độ hầu như đều xác định rõ : sức mạnh mềm là chính sách quan trọng trong thời đại hiện nay , nước nào cũng quan tâm ,tập chung phát triển ...
I. Nhận thức của Trung Quốc về sức mạnh mềm văn hóa : Nền tảng sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc : Trung Quốc có nền văn hóa đặc sắc lịch sử phát triển lâu dài , với sự ảnh hưởng rộng lớn trong khu vực , đây là lợi thế cho Trung Quốc phát triển quyền lực mềm văn hóa của mình . Nhận thức của Trung Quốc trong việc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa : Trung Quốc đã coi văn hóa là cửa ngõ để tiếp cận các nguồn lực khác . Trung Quốc nhận thức toàn diện văn hóa truyền thống Trung Hoa , truyền bá các giá trị văn hóa phổ biến nhằm tăng cường sức ảnh hưởng quốc tế của văn hóa Trung Hoa .Tích cực thúc đẩy sáng tạo , hiện đại hóa văn hóa truyền thống Tăng cường giao lưu đối ngoại , thúc đẩy văn hóa Trung Hoa hướng ra thế giới
Cửa ngõ đưa văn hóa Trung Quốc ra bên ngoài : Trung Quốc là một nước lớn , với những chính sách đầu tư , truyền bá tư tưởng văn hóa của mình ra nước ngoài rất mạnh mẽ .
Chương II : sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay
I. Các chính sách của Trung Quốc trong việc thực hiện sức mạnh mềm văn hóa
1. Học viện Khổng Tử , giao lưu, hợp tác giáo dục đang trở thành “ thương hiệu” quảng bá cho ngôn ngữ và văn hóa Hán
Nội dung và thành tựu : rất nhiều học Viện Khổng Tử đã được xây dựng ở khắp trên thế giới và trở thành 1 hệ thống truyền bá văn hóa Trung Quốc , chữ hán … số lưỡng người học tiếng Hán cũng nhiều lên .
Hạn chế : các học viện Khổng Tử thực chất là hoạt động dưới sự giám sát của Hán Biện hay chính là chính quyền Trung Quốc đứng sau chỉ huy và đề ra các chính sách cho học viện Khổng Tử . hiện nay các học viện Khổng Tử đang bị tẩy chay ở một số nước phương Tây .
2. Truyền thông , phim ảnh về văn hóa của Trung Quốc .
Hạn chế của sự phát triển truyền thong và phim truyền hình ở Trung Quốc
Có thể thấy được truyền thông đối ngoại , phim truyền hình của Trung Quốc vẫn còn ở trong thế yếu kém xa so với các nước phát triển như : Mỹ , Anh , Đức , Nhật Bản ,… Mặc dù Trung Quốc có lợi thế về văn hóa truyền thống nhưng Trung Quốc lại không biết tận dụng nó để biến nó thành nguồn sức mạnh mềm hấp dẫn với các nước khác
Đánh giá chung về những hạn chế của quá trình thực hiện sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc : Quảng bá hình ảnh Trung Quốc mang đậm sắc thái của chính trị , Trung Quốc coi hỗ trợ kinh tế là mũi nhọn của sức mạnh mềm mà chưa quan tâm đến văn hóa , Trung Quốc thiếu những giá trị mang tính đổi mới
Vậy có thể thấy bước vào thời đại mới với sự trỗi dậy của kinh tế , với sức mạnh cứng vững mạnh thì Trung Quốc đang tích cực gia tăng sức mạnh mềm của mình . Tuy có thế mạnh về nền văn hóa Truyền thống nhưng hầu như Trung Quốc vẫn còn chưa tìm được những chính sách tốt nhất cho sức mạnh mềm của mình . Làm cho hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày một xấu đi , các nước thấy được tham vọng của Trung Quốc trong chiến lược của mình đó là gia tăng sức mạnh mềm để đuổi kịp Mỹ và có thể ngang hàng với Mỹ trên thị trường quốc tế.
Chương III : Ảnh hưởng của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam và Bài học cho Việt Nam : Sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Việt Nam , Giao lưu văn hóa Việt Nam và Trung quốc , Trung Quốc khuếch trương sức hấp dẫn của nền văn hóa đa dạng , Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Phần kết luận
Trong thời đại toàn cầu hóa , vai trò của các quốc gia ngày càng tăng lên , các quốc gia ngày càng có sự giao lưu , trao đổi văn hóa với nhau hơn . Vì vậy mà trong thời đại hiện nay các nước không ngừng ra tăng sức mạnh mềm mà đặc biệt là những giá trị về sức mạnh mềm văn hóa . Trung Quốc đang thể hiện hình ảnh của mình ra bên ngoài với mục tiêu là : đưa hình ảnh Trung Quốc trở thành một quốc gia hòa bình , có nền văn hóa lâu đời , giàu bản sác dân tộc và là một cường quốc đang trỗi dậy , có trách nhiệm với cộng đồng thế giới . Tuy nhiên các Trung Quốc lại chú trọng dùng các phương pháp kinh tế mà không quan tâm đến việc phát triển văn hóa .
SV. Nguyễn Thị Nữ
K57 Bộ môn Trung Quốc học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn