Nhiều ý kiến ủng hộ tính tối đa 01 điểm cho một công trình công bố trên Tạp chí KHXH&NV

Thứ ba - 05/04/2016 00:00
Nhiều ý kiến ủng hộ tính tối đa 01 điểm cho một công trình công bố trên Tạp chí KHXH&NV
Nhiều ý kiến ủng hộ tính tối đa 01 điểm cho một công trình công bố trên Tạp chí KHXH&NV

Tham dự buổi làm việc có GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước; PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị, Chánh văn phòng Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước; GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQGHN, TBT Tạp chí ĐHQGHN; PGS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, Phó TBT Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn; GS.TS Nguyễn Văn Khánh, TBT Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng đại diện lãnh đạo các Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành.

Mục đích của buổi làm việc là cung cấp thông tin đến đại diện lãnh đạo các hội đồng, xin ý kiến góp ý cho định hướng phát triển và ý kiến về việc xem xét tính điểm cho các công trình được công bố trên Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Ngay trong ngày 4/3, một số hội đồng đã phản hồi thông tin lại với Tạp chí Nhà trường về kết quả thống nhất việc tính tối đa 01 điểm cho một công trình.

Phát biểu khai mạc buổi làm việc, PGS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV đã cung cấp một số thông tin về Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn đến các vị đại biểu.

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn là tạp chí độc lập, đầu tiên trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay tạp chí đã xuất bản được 04 số (03 số năm 2015 và 1 số năm 2016). Định hướng trong thời gian tới, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ lọt vào  danh mục tạp chí uy tín trên thế giới (SCOPUS và ISI)

Bày tỏ sự lạc quan về định hướng phát triển trong thời gian tới của tạp chí, PGS.TS Phạm Quang Minh chia sẻ: Tạp chí là sản phẩm khoa học nối tiếp truyền thống; có đội ngũ hội đồng biên tập dày dặn, chất lượng cao (có 6 học giả hàng đầu thế giới tham gia); được tập thể cán bộ, giảng viên, lãnh đạo nhà trường quan tâm, ủng hộ và đặt niềm tin mạnh mẽ vào sự phát triển.

"Trong tương lai, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn mong muốn được sự ủng hộ, đóng góp bài viết của các giáo sư của các Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành", PGS.TS Phạm Quang Minh chia sẻ.

Sau phát biểu khai mạc, GS.TS Nguyễn Văn Khánh, Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp đến các vị đại biểu những thông tin về kết quả hoạt động của tạp chí trong thời gian vừa qua đồng thời xin ý kiến của đại diện lãnh đạo hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, ngành, liên ngành.

Đánh giá cao sự cố gắng của tập thể Trường ĐHKHXH&NV trong hoạt động tiên phong, xây dựng một tạp chí riêng cho Nhà trường, GS.TSKH Vũ Minh Giang chia sẻ thêm về chặng đường khó khăn mà Nhà trường cần xác định trong thời gian tới.

Đầu tư và phát triển tạp chí như nuôi một đứa trẻ, đứa trẻ qua quá trình nuôi nấng có lớn được hay không, đó mới là điều quan trọng. Vì vậy, Nhà trường cần có những phương hướng phát triển cụ thể.
Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, Tạp chí của Nhà trường nên coi chất lượng là yếu tố hàng đầu. Bên cạnh đó giữ vững các nguyên tắc trong hoạt động như: quá trình phản biện, quá trình xuất bản...

Là một tạp chí đa ngành, đa lĩnh vực, có nên chăng Tạp chí Nhà trường cần xây dựng các mũi nhọn trong nghiên cứu, tránh việc dàn trải không hiệu quả? GS.TSKH Vũ Minh Giang gợi ý.

GS.TSKH Vũ Minh Giang đề xuất ý kiến tính tối đa 01 điểm cho một công trình được công bố trên Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Là một người từng tham gia phản biện và viết bài cho Tạp chí, GS.NGND Vũ Dương Ninh đánh giá cao về quá trình phản biện đã diễn ra nghiêm túc, chuyên nghiệp và chặt chẽ.

Sự phát triển của Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn là sự nối tiếp của một quá trình, gắn sự phát triển từ truyền thống Đại học Tổng hợp, nay là ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Tạp chí đã vượt qua giá trị công bố đơn thuần bằng tiếng Việt, hướng đến giá trị công bố quốc tế, đây là điều đáng trân trọng, cần được đầu tư, ủng hộ và phát triển mạnh mẽ. Điều này sẽ góp phần khắc phục nhược điểm của tạp chí Việt Nam, thúc đẩy quảng bá các nghiên cứu Việt Nam đến với quốc tế.

Chỉ ra một thực trạng tại Việt Nam, chỉ có 03 tạp chí có 100% thành viên hội đồng có công bố khoa học trên tạp chí có chỉ số ISI, bên cạnh 10 hội đồng có 100% thành viên không có ai từng đăng bài trên tạp chí có chỉ số ISI. Điều này phẩn nào đó thể hiện yếu tố bản địa của các nhà khoa học Việt Nam còn tương đối cao, GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước nói.

GS.TSKH Trần Văn Nhung chia sẻ niềm vui mừng, hoan ngênh và ủng hộ sự hình thành, phát triển và định hướng quốc tế của Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nhưng để đạt được điều đó, chặng đường phía trước còn rất khó, GS.TSKH Trần Văn Nhung chia sẻ: Việc hình thành một  tạp chí đã khó, nhưng quá trình nuối lớn, tạo sự ảnh hưởng của nó còn khó hơn nhiều lần.

Sau một vài góp ý về mặt hình thức cho tạp chí, GS.TSKH Trần Văn Nhung cũng đưa ra quan điểm ủng hộ với việc tính tối đa 01 điểm cho một công trình công bố trên Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn.

(Theo ussh.edu.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây