“Swadeshi” đã trở thành một thuật ngữ phổ biến và quen thuộc tại Ấn Độ. Chúng ta đã hiểu được phong trào Swadeshi là gì và làm thế nào để đạt được sự độc lập về kinh tế. Phong trào này vốn có từ rất lâu đời nhưng nó thực sự đạt được những kết quả to lớn dưới sự lãnh đạo của Mahatma Gandhi. Đối với ông, Swadeshi chính là một kế hoạch cho sự tồn tại lâu dài. Gandhi không chỉ đưa ra khái niệm và cho rằng nó là một công cụ làm thay đổi xã hội mà còn chứng minh hiệu quả của nó qua quá trình thực hiện và nổi bật là phong trào Khadi.Tinh thần Swadashi cũng như phong trào này không chỉ có ý nghĩa đối với Ấn Độ thời bấy giờ mà nó còn ảnh hưởng đến tư tưởng của một số nhà lãnh đạo của Ấn Độ sau này, trong đó có thủ tướng Narendra Modi.
Sau khi thoát khỏi ách thống trị của chế độ thực dân, Ấn Độ độc lập bước vào giai đoạn tái thiết và phát triển. Từ năm 2014, dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ như được thổi luồng sinh khí mới. Lâu nay Ấn Độ vẫn được ví như một “con Voi” khi so sánh với “con Rồng” Trung Quốc và những “con Hổ” Châu Á. Tờ báo “The Times of India” số ra mới đây nhận định rằng sự so sánh này có thể thay đổi, nếu như chiến dịch “Make in India” (Sản xuất tại Ấn Độ) thành công, nó có thể biến Ấn Độ thành một trung tâm chế tạo toàn cầu. Sáng kiến “Make in India” sẽ tìm cách thay thế “con Voi” với những bước đi chậm chạp, bệ vệ bằng một “con Sư Tử” có cú phi nhanh và mạnh. Chiến dịch này được trển khai thực hiện trên tất cả các mặt nhằm thúc đẩy sự phát triển của Ấn Độ với tiềm năng vốn có và gây dựng niềm tin đối với doanh nghiệp nước ngoài. Với “Make in India”, Ấn Độ đã thực sự trỗi dậy và từng bước khẳng định vị thế của mình trong thời đại mới.
Đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu về chiến dịch “Make in India” của Narendra Modi trong sự liên hệ với phong trào Swadeshi của Mohandras Karamchan Gandhi. Giữa hai phong trào này đề mang những nét đặc trưng của từng thời kỳ xong nó cũng có những mối liên hệ nhất định. Qua việc tìm hiểu và làm rõ mối quan hệ đó sẽ giúp cung cấp những tri thức mới về hai phong trào đã cho Ấn Độ có những bước chuyển mình đáng ghi nhận trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Bố cục của đề tài gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Mohandras Karamchan Gandhi và phong trào Swadeshi
Với nghững nghiên cứu và phân tích về Mohandras Karamchan Gandhi và phong trào Swadeshi đã cho thấy rằng Gandhi thực sự đề cao tinh thần tự túc, tự lực sản xuất. Ông quan tâm đến tính độc lập của một dân tộc không chỉ dựa trên yếu tố chính trị mà nó còn được thể hiện ở khía cạnh kinh tế xã hội. Với một đất nước rộng lớn và đông dân như Ấn Độ, sức mạnh tự túc lại càng trở nên quan trọng. Một dân tộc thực sự đạt được con đường phát triển bền vững khi họ có đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của mình, có thể tự sản xuất ra của cải vật chất phục vụ đời sống nhân dân, phát triển kinh tế mà không phụ thuộc vào bất cứ nước nào. Tinh thần Swadeshi, phong trào Swadeshi đã để lại những ý nghĩa to lớn trong việc thay đổi trong nhận thức và tư tưởng, trong quá trình đấu tranh và phát triển, quá trình vươn lên tự khẳng định mình của người dân Ấn Độ.
Chương 2: Narendra Modi và chiến dịch “Make in India”
Chiến dịch Make in India đã thể hiện rất rõ quan điểm của Modi về định hướng phát triển cho Ấn Độ trong tương lại. Với Make in India, ông đã cho thấy tư tưởng muốn khẳng định vị thế của một cường quốc, một nước lớn. Ông kêu gọi các nước hãy đầu tư vào Ấn Độ, hãy ở lại Ấn Độ và sản xuất tại Ấn Độ. Là một quốc gia có tiềm năng lớn, Modi hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự tăng trưởng của kinh tế trong tương lai. Đây không còn là phong trào chỉ để kêu gọi sự thay đổi trong tue tưởng người dân Ấn Độ mà còn là một phong trào mang tính thực tiễn cao.
Chương 3: Ứng dụng của phong trào Swadeshi đối với Ấn Độ hiện nay
Nghiên cứu đã đề cập đến 2 khía cạnh: tính Swadeshi trong nhân dân và tính Swadeshi trong chiến dịch “Make in India” của Narendra Modi. Có thể khẳng định rằng, phong trào Swadeshi, tinh thần Swadeshi là yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển của Ấn Độ. Tính tự lực, tinh thần tự tôn dân tộc luôn được đề cao và trở thành động lực cho sự phát triển bền vững. Nó không chỉ được thể hiện ở quá khứ mà còn có ý nghĩa to lớn ở hiện tại, cho đến ngày nay, tinh thần ấy vẫn luôn được nêu cao và song hành cùng với sự phát triển của dân tộc.
Mahatma Gadhi và Narendra Modi là hai nhà lanh đại có đóng góp to lớn cho sự phát triển của Ấn Độ. Với những chính sách và chiến lược của mình, hai ông đã giúp cho Ấn Độ tận dụng tiềm lực vốn có để vươn lên trở thành một trong những cường quốc trên thế giới. Tuy hai ông có những phương cách thực hiện khác nhau song tựu trung lại là tinh thần tự lực tự cường, khẳng định vị thế của quốc gia, dân tộc mà biểu hiện của nó chính là tinh thần Swadeshi, phong trào Swadeshi. Hiện nay chiến dịch Make in India đang được thực hiện và bước đầu mang đến những kết quả tốt đẹp cho sự phát triển của Ấn Độ. Với Make in India chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một Ấn Độ với những bước phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời hi vọng vào một tương lai tốt đẹp khi Ấn Độ khẳng định được vị thế nước lớn trên trường Quốc tế. Từ thành công của những chiến dịch trên và thực tế phong trào Swadeshi tại Ấn Độ hiện nay đã thể hiện tính thời đại của tư tưởng này cũng như tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển phồn vinh của Ấn Độ.
TS. Lưu Tuấn Anh trao giải Ba nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2016
(Báo cáo viên Trần Thị Trang - đầu tiên từ phải sang)
Tác giả: Trần Thị Trang K58 Ấn Độ học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn