[Báo cáo NCKHSV] Lý Thương Ẩn với chùm thơ “Vô đề”

Thứ ba - 11/08/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Lý Thương Ẩn với chùm thơ “Vô đề”
[Báo cáo NCKHSV] Lý Thương Ẩn với chùm thơ “Vô đề”

MỞ ĐẦU
I.    Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.    Lí do chọn đề tài
Trung Quốc là một quốc gia lớn với nền văn học đồ sộ.
Lý Thương Ẩn được xem là người giỏi về tả tình yêu “sâu sắc xa xôi”.
2.    Ý nghĩa của đề tài
Đem đến cái nhìn toàn diện về thơ ca Đường đồng thời bồi dưỡng vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm của bản thân.
3.    Lịch sử nghiên cứu
Tác giả Hải Đà- Vương Ngọc Long, Lê Quang Trường.
II.    Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.    Đối tượng nghiên cứu
Những bài thơ trong chùm thơ “Vô đề”( thơ tình) của Lý Thương Ẩn
2.    Phạm vi nghiên cứu
Chùm thơ “Vô đề” của nhà thơ Lý Thương Ẩn( 813- 858) đời Đường.
III.    Phương pháp nghiên cứu
1.    Phương pháp
-  Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp
2.    Cơ sở lý luận
Dựa trên những bài nghiên cứu, những tác phẩm, bài viết của các tác giả đã nghiên cứu đồng thời cùng với hiểu biết, nhận thức của bản thân.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I.    Vị trí của Lý Thương Ẩn với thi Đường
I.    Sự phồn vinh của thi Đường
Thơ ca đời Đường đồ sộ với những thành tựu rực rỡ, chia làm ba thời kì cơ bản là: Thơ ca Sơ Đường( 618- 713), thơ ca Thịnh Đường(713-766). thơ ca Trung Đường(766-835), thơ ca Vãn Đường(835-907).
II.    Vị trí của Lý Thương Ẩn với thi ca Đường
1.    Tiểu sử
Lí Thương Ẩn (李商隱) là một trong những nhà thơ xuất sắc của thi ca Trung Đường. Lí Thương Ẩn (813- 858), thuộc Hoài Châu (nay là Tẩm Dương, tỉnh Hà Nam).
2.    Sự nghiệp thơ ca
Đối lập với cuộc đời gập ghềnh ấy, sự nghiệp thơ ca của ông đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong nền thơ ca Đường không kém các danh sĩ nổi tiếng như Lí Bạch, Đỗ Phủ hay Bạch Cư Dị.
3.    Phong cách nghệ thuật và quan điểm sáng tác
a)    Chuộng tính tự nhiên.
b)    Coi trọng cấu tứ
c)    Ông đề cao tình cảm trong sáng tác
CHƯƠNG II: Chùm thơ “Vô đề”
I.    Đôi nét về chùm thơ “Vô đề”
Với Lí Thương Ẩn khi nhắc tới Vô đề là người ta cũng đủ hiểu đó là những bài thơ tình của ông. Chùm thơ Vô đề của Lí Thương Ẩn gồm mười bảy bài bao. 
           II.       Nội dung của chùm thơ “Vô đề”
Hầu hết những bài thơ trong chùm thơ “Vô Đề” của Lý Thương Ẩn biểu tượng cho thơ tình yêu trai gái, vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến hủ bại, chế độ hôn nhân độc đoán, dựa trên những quan niệm thành kiến bất công khắc nghiệt "trọng nam khinh nữ", "tam tòng tứ đức" biến người phụ nữ làm công bộc nô lệ trong gia đình, số phận hẩm hiu, không có quyền sống vui sướng hạnh phúc.
Chùm thơ Vô đề của Lí Thương Ẩn gồm mười bảy bài bao gồm: Đãi đắc lang lai nguyệt dĩ đê, Bát tuế thâu chiếu kính,  Bạch đạo oanh hồi nhập mộ hà, Cận tri danh A Hầu, Chiếu lương sơ hữu tình, Hộ ngoại trùng âm ám bất khai, Phụng vĩ hương la bạc kỷ trùng, Tạc dạ tinh thần tạc dạ phong, Thọ Dương công chúa giá thì trang, Trùng duy thâm há Mạc Sầu đường, Trường my hoạ liễu tú liêm khai, Tương kiến thì nan biệt diệc nan, Vạn lý phong ba nhất diệp chu, Văn đạo Xương Môn Ngạc Lục Hoa, Lai thị không ngôn khứ tuyệt tung, Táp táp đông phong tế vũ lai.
KẾT LUẬN 
Bằng những sáng tác của mình Lý Thương Ẩn đã đem đến cho thơ ca Đường một phong cách của riêng mình từ nội dung đến hình thức. Thơ ca như một phương diện quan trọng trong đời sống, nơi bộc lộ mọi nỗi niềm của chính tác giả. Bao trùm lên những bài “Vô đề” của Lý Thương Ẩn là tâm trạng buồn, xót xa.
Xét về nghệ thuật, có thể nói thơ ông có nghệ thuật sáng tạo và độc đáo, đặc biệt là những bài thơ tình: gợi cảm, cuốn hút, lời lẽ thanh thoát. 

SV. Đoàn Thị Hà My 
K57 Bộ môn Trung Quốc học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây