[Báo cáo NCKHSV] So sánh hiện tượng láy trong tiếng Việt và tiếng Hán

Thứ bảy - 01/08/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] So sánh hiện tượng láy trong tiếng Việt và tiếng Hán
[Báo cáo NCKHSV] So sánh hiện tượng láy trong tiếng Việt và tiếng Hán

A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài. Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống. Từ láy là một phần quan trọng trong số đó. Hơn nữa, từ láy lại biến hóa đa dạng theo thời gian và truyền tải nhiều ý nghĩa sắc thái khác nhau. 
2. Mục đích nghiên cứu. Việc nghiên cứu bước đầu cung cấp khái quát về nét tương đồng và khác biệt về hiện tượng láy trong hai ngôn ngữ này. Từ đó nắm được những quy tắc chung nhất về hiện tượng láy trong tiếng mẹ đẻ và tiếng Hán.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.    Trong tiếng Việt, từ láy gắn bó với đời sống con người từ rất lâu. Vào nửa năm đầu thế kỷ XX, đã có rất nhiều ý kiến tranh luận về từ láy. Còn trong tiếng Hán, từ láy cũng được coi là một thành tố rất qua trọng. Ngay từ thời cận đại cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu Hán học nghiên cứu về từ láy.         
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Hiện tượng láy trong tiếng Việt và tiếng Hán.
5. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng những phương pháp trợ giúp như: thu thập tổng hợp, phân tích, so sánh.
B. NỘI DUNG, BỐ CỤC
Từ láy cũng là một hiện tượng ngôn ngữ rất thường gặp, và cũng là một vấn đề hết sức phức tạp và thú vị trong tiếng Việt hiện đại. Căn cứ vào cách phân loại từ láy, ta có thể phân chia từ láy thành dạng từ láy đơn âm tiết, từ láy đa âm tiết (từ láy ba âm tiết, từ láy bốn âm tiết) và từ láy dạng ABB. Hiện tượng láy trong tiếng Việt chủ yếu là dạng láy âm tiết, hơn nữa cũng có những biến âm nhất định, những quy luật về ngữ âm cũng rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Hiện tượng láy trong tiếng Việt chủ yếu là láy âm tiết, hơn nữa quá trình biến đổi âm tiết cũng rất phức tạp. Kết cấu của hiện tượng láy trong tiếng Việt đơn giản hơn so với phần biến đổi ngữ âm. Tiếng Việt có tồn tại hiện tượng láy đa âm tiết, trong đó từ gốc AB vốn dĩ là từ láy đơn có hai âm tiết, từ dạng gốc AB đó, từ tiếp tục trùng điệp để tạo thành một dạng láy mới (tức từ láy đa âm tiết). 
Trong tiếng Hán hiện đại, ta có thể chia từ láy là làm các loại tiêu biểu như sau: kết cấu láy dạng AABB, kết cấu láy dạng ABAB và kết cấu láy dạng ABB.Kết cấu láy dạng AABB trong văn viết thì âm tiết đầu tiên sẽ được đọc nhấn mạnh (trọng âm). Còn cách đọc của phần BB trong kết cấu láy dạng AABB có biến âm đọc thành thanh một hay không thì đều có mối quan hệ nhất định với việc đọc âm B nhẹ đi trong kết cấu AB.
Kết cấu láy dạng ABAB do từ láy hai âm tiết AB tạo thành, nên ở trên phương diện ngữ âm kết cấu láy dạng ABAB sẽ không tồn tại hiện tượng biến điệu.
Kết cấu láy dạng ABB có thể phân làm hai loại: một loại là một từ đơn âm tiết thêm từ láy hai âm tiết lặp lại phía sau tạo thành, có kết cấu là ABB, là dạng kết cấu láy “kèm theo”; một dạng khác là do từ láy hai âm tiết AB thông qua quá trình lặp không hoàn toàn tạo thành. Kết cấu láy dạng AABB trong tiếng Hán hiện đại là dạng từ láy hoàn toàn của từ hai âm tiết AB.
Đối với kết cấu láy dạng ABB, ta có thể phân chia các loại kết cấu láy cơ bản của dạng này thành: dạng A+BB, dạng AB+B, trong đó kết cấu láy dạng AB+B là dạng láy không hoàn toàn của tính từ hai âm tiết.
So sánh điểm tương đồng và khác biệt trong hiện tượng láy. Trước hết là nét tương đồng. Trên phương diện kết cấu, từ láy hai âm tiết trong tiếng Việt và tiếng Trung đều có dạng thức láy từ kết cấu cơ bản AB, đây chính là thành tố gốc, làm cơ sở ý nghĩa của từ. Kết cấu AB là từ độc lập và có thể sử dụng độc lập.
Kết cấu láy từ hai âm tiết dạng ABB trong tiếng Việt và tiếng Trung, AB là tính từ chính phụ. Về mặt ngữ nghĩa, thì những từ láy phát triển từ kết cấu AB cả trong tiếng Việt và tiếng Hán, thì đều có sắc thái nghĩa mạnh hơn từ gốc, có tác dụng nhấn mạnh.
Kết cấu dạng AABB trong tiếng Việt là sự láy lại tất cả các bộ phận, tức là láy cả âm đầu, vần và thanh điệu. Đặc biệt là với việc giữ nguyên thanh điệu khiến cho việc đọc cụm từ láy đó rõ ràng và trong sáng hơn.
Từ láy trong tiếng Việt lại không tồn tại kết cấu láy dạng ABAB, tương ứng với kết cấu láy dạng ABAB trong tiếng Hán là kết cấu láy dạng A’B’AB trong tiếng Việt. Tức là phần âm (nguyên âm hay phụ âm) thì là sự láy lại hoàn toàn, tuy nhiên thanh điệu của từ láy đã được biến đổi phần nào so với từ gốc ban đầu. 
Còn trong tiếng Hán có thể thấy rằng, xét về mặt biến hóa ngữ âm, kết cấu láy dạng ABAB trong tiếng Hán có sự biến hóa tương đối đơn giản, chúng do thành phần gốc AB trùng điệp lại hoàn toàn tạo thành. 
Trong tiếng Việt cũng có kết cấu láy dạng ABB, hơn nữa sự biến hóa ngữ âm cũng phức tạp hơn. Ngữ âm của phần BB trong tiếng Việt không cố định như trong tiếng Hán, mà nó căn cứ vào phụ âm cuối của từ tố B để có những biến đổi nhất định về ngữ âm để hình thành nên dạng ABB.
C: KẾT LUẬN.
Từ láy là một hiện tượng phong phú và phức tạp trong tiếng Việt và tiếng Hán. Đây cũng là loại từ chiếm số lượng lớn và phổ biến trong đời sống sử dụng. Kết cấu láy trong tiếng Việt và tiếng Hán có những điểm không đồng nhất, đồng thời cũng tồn tại nhưng điểm tương đồng. Từ láy trong tiếng Việt và tiếng Hán là một bộ phận rất nhỏ trong toàn bộ hệ thống ngôn ngữ rất phong phú của tiếng Việt và tiếng Hán. Thông qua việc phân tích những điểm khác biệt và tương đồng một bộ phận nhỏ này, sẽ rút ra được những kinh nghiệm nhất định trong việc dịch từ láy nói riêng, và dịch từ nói chung từ tiếng Việt dịch sang tiếng Hán hay từ tiếng Trung dịch sang tiếng Hán.

SV. Dương Ngô Vân Anh
K57 Bộ môn Trung Quốc học.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây