A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài: Trung Quốc có bề dày lịch sử trên 3500 năm, là một trong những quốc gia có nền văn hóa, văn minh lâu đời nhất trên thế giới. Và văn hóa hiếu đạo là một trong những nét văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Nó đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ trở thành đạo đức, luân lý làm người, ảnh hưởng không nhỏ tới lịch sử, cách ứng xử, cách sống của mỗi con người Trung Hoa. Tìm hiểu nguồn gốc, nội hàm, biểu hiện, ý nghĩa của hiếu đạo trong văn hóa Trung Quốc thông qua nội dung ba truyền thuyết Trung Quốc để thấy được tầm quan trọng của hiếu đạo trong văn hóa Trung Quốc ngay từ thời cổ đại. So sánh sự phát triển và ảnh hưởng của văn hóa hiếu đạo trong xã hội cổ đại và xã hội Trung Quốc hiện nay tìm ra những giá trị của nó. Từ đó có những biện pháp bảo vệ, cải thiện và phát huy truyền thống văn hóa lâu đời này cho tới tận mai sau trở thành nét đặc trưng của văn hóa Trung Quốc.
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu nguồn gốc, nội hàm, biểu hiện, ý nghĩa của hiếu đạo trong văn hóa Trung Quốc thông qua nội dung ba truyền thuyết Trung Quốc. So sánh sự phát triển và ảnh hưởng của văn hóa hiếu đạo trong xã hội cổ đại và xã hội Trung Quốc hiện nay tìm ra những giá trị của nó.
Phạm vi nghiên cứu: “ Đạo Hiếu” trong phạm vi ba truyền thuyết Trung Quốc.
Đối tượng nghiên cứu: Nguồn gốc, nội hàm,gía trị, biểu hiện ra bên ngoài của chữ Hiếu.
Lịch sử nghiên cứu: “中国传统孝道及其现代价值研究”- “ Truyền thống lòng hiếu thảo của Trung Quốc và giá trị hiện đại của nó”. Bài nghiên cứu này nghiên cứu về truyền thống hiếu thảo của người Trung Quốc và giá trị của nó trong xã hội hiện đại.“中国人的孝道:心里学的分析” “ Hiếu đạo của người Trung Quốc : phân tích tâm lý học” của tác giả 叶光辉 ( Diệp Quang Huy) và 杨国枢 ( Dương Quốc Khu).
Phương pháp nghiên cứu:bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp và phân tích.
B. NỘI DUNG
Hiếu là truyền thống lâu đời của con người Trung Quốc,người Trung Quốc rất chú trọng Hiếu thảo. Chữ hiếu “ 孝” là chữ hội ý viết tắt của hai chữ “ Lão” ở trên (lược bớt phần dưới) tượng trưng cho thế hệ trước và chữ “ Tử” ở dưới tượng trưng cho thế hệ sau ghép lại thành chữ hiếu tượng trưng cho thế hệ trước và thế hệ sau cứ nối tiếp nhau kéo dài vô tận. “ Hiếu” tức là mối quan hệ cha trên, con dưới, suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Hiếu đạo được bắt nguồn từ lâu đời thông qua xã hội, thông qua những răn dạy, đóng góp của các bậc học giả như Khổng Tử, Mạnh Tử... trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của đất nước Trung Quốc.
Truyền thuyết nằm ở ranh giới giữa thần thoại và các ghi chép lịch sử. Bằng việc thông qua truyền thuyết văn hóa hiếu đạo của Trung Quốc được bảo tồn, duy trì và phát triển mạnh mẽ trong suốt thời gian dài cho tới ngày hôm nay.
Có rất nhiều những câu truyện truyền thuyết thể hiện truyền thống hiếu đạo của người dân Trung quốc nhưng trong bài nghiên cứu chỉ đề cập tới 3 truyền thuyết tiêu biểu là : “ chuyện vua Thuấn báo hiếu”, “ thác nước rượu ngon”, “ con ngựa trắng thơm’. Qua 3 truyền thuyết ta thấy được hiếu đạo được trải rộng không chỉ là tấm lòng của nhà vua mà còn là con trong gia đình hay ngay đến cả con ngựa là động vật cũng biết báo hiếu. Điều này chứng tỏ sức mạnh lan rộng của hiếu đạo trong xã hôi là rất lớn và có ảnh hưởng sâu rộng.
Đạo hiếu là một nét văn hóa đẹp, tuy nhiên trong xã hội ngày nay nó cang ngày càng bị mai một dần. Vẫn còn những tấm gương hiếu thảo nhưng những hành vi bất hiếu cũng xuất hiện không ít đòi hỏi cần phải có những biện pháp giáo dục kịp thời để bảo tồn nét văn hóa truyề thống này cho thế hệ về sau.
C. KẾT LUẬN
Từ bài nghiên cứu ta có thể nhận thấy rõ vai trò và ý nghĩa của hiếu đạo trong văn hóa ứng xử của con người Trung Quốc. nó tạo ra một nét riêng biệt không thể hòa trộn với thứ văn hóa khác. Tuy nhiên để bảo tồn nó nguyên vẹn như thời cổ đại phải đòi hỏi rất nhiều nố lực hơn nữa.chữ hiếu là cả một truyền thông, giữ được chữ hiếu tức là giữ được nên móng cho cả dân tộc Trung Hoa.
SV. Phạm Thị Lan
K57 Bộ môn Trung Quốc học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn