Chương 1: Khái quát nghệ thuật gói quà truyền thống Nhật Bản
1.1 Gói bằng vật liệu thiên nhiên
- Tình yêu thiên nhiên của người Nhật được thể hiện rõ nét và độc đáo trong cách người Nhật đối xử với thiên nhiên, muốn sống hòa hợp với thiên nhiên được phản ánh trong cách gói bọc truyền thống bằng vật liệu thiên nhiên từ xa xưa của người Nhật
- Từ xưa, người Nhật vẫn thích bọc gói một cách tự nhiên, đơn giản. Tập tục này không còn phổ biến như trước nữa, nhưng ngày nay người ta vẫn còn thích vẻ đẹp đơn giản mà những vật liệu bao gói thiên nhiên đem lại.
- Các vật liệu thiên nhiên được gói chủ yếu: lá cây, lá cỏ, vỏ tre và rơm...v...v...
1.2 Nghệ thuật gói quà Muzuhiki
- Mizuhiki được ghép bởi 2 từ 「水」 có nghĩa là “nước” và 「引き」 có nghĩa là “kéo”
- Mizuhiki (水引) là sản phẩm đặc trưng trong văn hóa Lễ Nghi của Nhật Bản, được sử dụng vào các dịp lễ và tết, là vật trang sức cho những món quà của người Nhật.
Nguồn gốc và quá trình phát triển
- Mizuhiki ra đời cách đây hơn 1400 năm, vào thời Asuka của Nhật Bản
- Thời gian đầu việc sử dụng Mizuhiki không được phổ biến, phải đến thời Edo khi nguồn cung cấp giấy dồi dào thì Mizuhiki mới có cơ hội phát triển.
- Năm 1998, Thế vận hội mùa đông được tổ chức tại tỉnh Nagano, người chiến thắng được trao vương miện nguyệt quế làm bằng Mizuhiki. Cũng vì vậy mà nghệ thuật Mizuhiki của Nhật Bản bắt đầu được thế giới biết đến rộng rãi
Một số cách thắt Mizuhiki cơ bản:
- Hình ảnh các nút dây tạo thành hình Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phượng) hay các loài hoa thanh nhã như hoa mai, hoa đào… gắn lên trên món quà, chúng góp phần làm cho quà tặng trở nên đẹp đẽ hơn và cũng thể hiện thành ý của người tặng quà, màu sắc của Mizuhiki cũng biểu trưng cho món quà đó được tặng vào dịp nào...
- Các màu kết hợp chủ yếu là: đỏ- trắng, vàng- bạc, vàng- trắng, trắng- đen với các kiểu thắt chủ yếu là: thắt kiểu bướm, thắt hình chiếc kéo
CHƯƠNG 2 : NGHỆ THUẬT GÓI QUÀ FUROSHIKI
2.1 Nguồn gốc của từ Furoshiki
- Về xuất xứ, một số tài liệu cho rằng furoshiki xuất hiện vào triều đại Nara dưới tên gọi tsutsumi (cái bọc), dùng để gói những vật phẩm quý giá
- Thuật ngữ furoshiki là sự kết hợp từ chữ furo và shiki, do đấy nhiều người nhấn mạnh đến giả thuyết furoshiki bắt nguồn từ tục tắm hơi ở Nhật Bản có từ thời kỳ Edo (1603-1868).
- Người Nhật bước vào bồn tắm (風呂) mặc chiếc áo yukata giống như kimono, sau đó dùng tấm vải (敷) để gói bộ yukata ướt lại và mang về nhà. Dần dần, furoshiki được sử dụng vào nhiều việc khác nhau như gói, bảo quản đồ, vận chuyển hàng hóa, dùng trải sàn nhà hay trang trí không gian sống.
2.2 Đặc trưng của Furoshiki
2.2.1 Chất liệu
- Chất liệu của Furoshiki rất phong phú và đa dạng. Tùy mục đích sử dụng mà người dùng chọn chất liệu phù hợp
- Về cơ bản có thể đưa ra các chất liệu Furoshiki phổ biến như sau: lụa, sợi hóa học, sợi tái chế, sợi bông
2.2.2 Họa tiết
- Đặc trưng lớn nhất có thể nhìn thấy phổ biến ở các sản phẩm nhuộm và dệt ở Nhật Bản là được làm rất công phu, tỉ mỉ, tùy theo mùa mà lựa chọn đa dạng, phong phú; mỗi mùa sẽ có vải và màu sắc tương ứng cùng nhiều loại hoa văn có thể lựa chọn.
- Furoshiki phổ biến họa tiết cát tường và nhiều họa tiết khác như họa tiết cây tre, thông, mai được cho là khởi nguồn từ Trung Quốc. Ngoài ra còn nhiều họa tiết mang tính chất tôn giáo trang nghiêm, hay kiểu họa tiết liên tưởng đến các triều đại
- Những tấm khăn có họa tiết rễ cỏ, thể hiện mong muốn sống lâu và hạnh phúc mãi mãi; khăn có họa tiết tùng, trúc, cúc, mai dùng vào dịp lễ, tết; khăn có họa tiết cá chép vượt thác ghềnh, dành để chúc mừng những gia đình mới sinh bé trai, với lời chúc sau này cậu bé sẽ thành công trong sự nghiệp; khăn có họa tiết là một chiếc búa của bà mẹ dành tặng con gái chuẩn bị về nhà chồng, ước nguyện cô gái sẽ không thiếu tiền khi làm dâu…
- Khoảng những năm gần đây, rất nhiều nhà thiết kế sáng tạo ra những hoa văn mới, đem đến sự phong phú, đa dạng cho khăn vải truyền thống của Nhật Bản.
2.2.3 Kích thước
- Khăn vuông Furoshiki có rất nhiều kích thước khác nhau, việc lựa chọn kích thước phù hợp với mục đích sử dụng là rất quan trọng.
- Furoshiki là những mảnh vải vuông nhiều kích cỡ, từ 45 cm đến 225 cm
2.2.4 Kỹ thuật thắt nút
- Thẩm mỹ Nhật Bản tinh tế biểu lộ trong quá trình xử lý các nút thắt, cũng như xếp nếp gấp của tấm khăn. Dù ở vị trí dọc hay ngang, cao hay thấp, tổng thể hay từng thành phần nhỏ các nút thắt đều toát lên tính trang trí cao.
- Với tấm vải furoshiki, điều thú vị là không có giới hạn về hình khối đồ vật, chỉ cần nắm được kỹ thuật thắt nút, cách gói một số đồ vật cơ bản là có thể ứng dụng các cách gói cho đồ vật có hình dạng khác nhau. . Đó cũng là sự biểu hiện của sáng tạo trong nghệ thuật và mỗi đồ vật sau khi được gói bọc có thể xem như một tác phẩm nghệ thuật.
- Các nút thắt cơ bản trong Furokishi được chia như sau:
• Furoshiki – Thắt 1 nút (風呂敷ひとつ結び)
• Furoshiki – Thắt vuông (真結び)
2.3 Các kiểu gói Furoshiki phổ biến
- Trải qua nhiều thế kỷ, các kỹ thuật gói bọc đã được phát triển, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cho đến nay, có khoảng một trăm cách gói furoshiki. Tuy vậy, về gói quà bằng khăn furoshiki có cơ bản có 3 kiểu như sau:
① Gói phẳng (平包み)
② Gói 2 nút thắt (ふたつ結び)
③Gói kiểu ruy băng
2.4 Giá trị của Furoshiki trong văn hóa tặng quà của người Nhật
- Furoshiki có nhiều tính năng sử dụng nhưng nổi bật hơn cả là furoshiki gắn liền với nghệ thuật gói quà của Nhật Bản. Đối với người Nhật, món quà tặng còn mang trong nó tình cảm của người tặng, lời chúc mừng, sự biết ơn, hay lời chào hỏi. Đồ tặng được gói trong vải, cùng với họa tiết trang trí và thiết kế phù hợp như lời cầu chúc gửi đến người nhận.
- Ý nghĩa của quà tặng còn thể hiện qua họa tiết trang trí trên những tấm furoshiki. Mỗi họa tiết có một ý nghĩa riêng và tùy thuộc vào từng trường hợp tặng quà mà người ta chọn họa tiết cho phù hợp.
- Phong tục tặng quà ở Nhật khác nhau theo từng vùng. Ở một số nơi, sau khi nhận quà người ta đặt một đồ vật nhỏ vào trong tấm furoshiki rồi trao lại cho người tặng. Nhưng cũng có nơi do quan niệm tấm furoshiki là một phần của món quà, nên người nhận thay vì trả lại tấm furroshiki của người tặng đã đáp lễ lại bằng một món quà nhỏ gói trong tấm furoshiki mới.
CHƯƠNG 3 : FUROSHIKI TRONG ĐỜI SỐNG
3.1 Furoshiki trong cuốc sống hiện tại
- Sự du nhập của các túi xách từ phương Tây đã hạn chế việc sử dụng furoshiki trong dân chúng. Cuối những năm 70, khoảng giữa thời kỳ Showa, các siêu thị ra đời và cùng với đó là việc sử dụng túi nilông, túi giấy đã khiến nhiều người lãng quên nghệ thuật gói đồ độc đáo của dân tộc. Nhiều người sống trong thời gian này không biết cách sử dụng furoshiki.
- Tuy nhiên, khoảng mười năm trở lại đây, khi phải đối mặt với hiểm họa suy thoái hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường người Nhật đã quay trở lại với truyền thống gói đồ bằng vải
- Với ưu điểm nổi bật là dễ xếp gọn khi chưa dùng tới, vận chuyển gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, furoshiki ngày càng chinh phục được sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng.
3.2 Furoshiki trong trang trí không gian nội thất
- Ngoài chức năng gói đồ furoshiki ngày nay đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều
- Furoshiki trở thành khăn trải bàn, tranh treo tường, khăn phủ lưng ghế và những vật dụng trang trí khác, tạo nên một ấn tượng trang nhã và đặc biệt.
3.3 Furoshiki trong vấn đề môi trường
- Nghệ thuật gói quà bằng khăn vải furoshiki, còn mang thông điệp kêu gọi mọi người ý thức bảo vệ môi trường, hưởng ứng phong trào 3R: tiết kiệm, tái sử dụng và tái chế (reduce, reuse and recycle).
- Năm 2006, furoshiki đã được giới thiệu như một biểu tượng văn hóa của nước Nhật góp phần giảm bớt chất thải trong cuộc họp cao cấp về sáng kiến tiết kiệm, tái sử dụng và tái chế (3R) được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản
3.3 So sánh Furoshiki với Bojagi của Hàn Quốc và tay nải của Việt Nam
- Việc dùng vải gói đồ không chỉ tồn tại duy nhất ở Nhật mà còn có ở những nước khác tiêu biểu như Hàn Quốc và Việt Nam. Nếu Nhật Bản có Furoshiki thì Hàn Quốc có Bojagi và Việt Nam có tay nải – tuy đều dùng gói đồ nhưng ở mỗi nước lại có sự phát triển khác nhau
- Bojagi có thể được thiết kế theo jogakbo (chắp vá các mảnh vải vụn), subo (vải thêu), shikjibo(loại giấy vải đặc biệt để trải bàn ăn tối) và geurimbo (mảnh vải in hình ảnh). Người Hàn Quốc thường sử dụng Bojagi để gói các đồ vật dùng trong nhà. So với Furoshiki của Nhật Bản trong vấn đề họa tiết thì Bojagi của Hàn Quốc không đa dạng và phong phú bằng nhưng cũng đã được duy trì cho tới ngày nay và coi đó như nghệ thuật mang tính truyền thống của Hàn Quốc
- Ở Việt Nam, ngày xưa nhiều người cũng thường sử dụng tay nải đựng hành lý và dùng vải để gói đồ.
KẾT LUẬN
- Trong quan niệm của người Nhật, gói đồ là một công việc quan trọng. Bên cạnh kỹ thuật, hình thức gói cũng được quan tâm đặc biệt. Furoshiki là quả thực là một nghệ thuật bởi việc biến một chiếc khăn giản dị, tưởng như không có gì đặc biệt trở thành một phong cách gói quà rất Nhật Bản với nhiều kỹ thuật khác nhau.
- Một đồ vật được gói theo phong cách furoshiki cũng cho thấy con mắt biết nhìn cái đẹp, về những nét văn hóa tặng quà của người Nhật Bản, khả năng sáng tạo của người Nhật.
SV. Vũ Kim Ngân
K57 Bộ môn Nhật Bản học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn