CHƯƠNG 1: Nghệ thuật xăm hình trên thế giới
1.1. Khái niệm nghệ thuật xăm hình trên thế giới
Nghệ thuật xăm hình được biết đến với tên gọi phổ biến nhất là tattoo. Xăm mình là phương pháp dùng kim để vẽ họa tiết, hình ảnh trang trí lên da, cơ thể của con người.
1.2. Sự phát hiện những hình xăm đầu tiên
Bảng 1: Tổng hợp một số hình xăm được phát hiện trên thế giới
Niên đại (cách ngày nay) |
Năm phát hiện |
Địa điểm |
Đặc điểm |
Mục đích |
5300 năm |
1991 |
Dãy An-pơ gần biên giới giữa Áo và Italia (châu Âu) |
Người đàn ông băng Otzi có 57 hình xăm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể |
Chữa bệnh, trị chứng viêm khớp |
4000 năm |
1981 |
Ai Cập |
Xác ướp nữ tu sĩ Amulet. Cô có hình xăm là các dấu gạch, dấu chấm ở bắp chân phải |
Đặc trưng cho phụ nữ ai cập và liên quan tới nghi thức cúng tế |
2500 năm |
1993 |
Siberia ( phía đông nước Nga) |
Xác ướp là thi thể công chúa Ukok với hình xăm cầu kì tinh xảo trên vai |
Dùng để trang trí làm đẹp |
900 năm |
2008 |
Thị trấn Rontoy tại Peru |
Người đàn ông có vết xăm màu đen dài ở đầu gối |
Xác định địa vị trong xã hội |
Nguồn: Bảng do tác giả lập
1.3. Quá trình phát triển của nghệ thuật xăm hình trên thế giới
1.4. Tục xăm mình ở một số tộc người trên thế giới
Tục xăm mình có ở nhiều tộc người và nhiều quốc gia trên thế giới với những hình thức và ý nghĩa khác nhau. Nếu người Trung Hoa, Hi Lạp, La Mã… coi xăm hình là biểu tượng của nô lệ, thấp kém. Thì những tộc người ở Maori, Hawaii, Peru… coi xăm hình là hình thức thiêng liêng để trang trí đánh dấu sự trưởng thành, để phân biệt vị trí trong xã hội… Như vậy có thể thấy ý nghĩa của xăm hình tùy thuộc vào cách nhìn nhận đánh giá và văn hóa của từng quốc gia, ở từng thời kì khác nhau của lịch sử.
CHƯƠNG 2: Lịch sử xăm hình của Nhật Bản
2.1. Khái niệm xăm hình của Nhật Bản
Trong tiếng Nhật xăm mình thường được là gọi là irezumi(いれずみ). Tuy nhiên cùng một cách đọc nhưng có nhiều cách viết khác nhaunhư 刺青/入れ墨 và đều có nghĩa là khắc dấu màu xanh, vẽ hình lên da, thân thể con người. Ngoài ra xăm hình còn được gọi là horimono彫り物 có nghĩa là xăm, khắc vẽ lên vật
2.2. Lịch sử nghệ thuật xăm hình của Nhật Bản
2.3. Hình xăm và tổ chức Yakuza
Yakuza (やくざ hay ヤクザ) là một thuật ngữ được dùng để chỉ giới xã hội đen, mafia hay các tổ chức tội phạm ở Nhật Bản. Một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết thành viên của Yakuza đó là những hình xăm trên người. Người trong tổ chức Yakuza thường sở hữu những hình xăm lớn.Yakuza ở mỗi vùng lại có những dạng hình xăm khác nhau mà chỉ cần nhìn vào đó người trong tổ chức có thể đoán biết được họ hoạt động ở đâu, ở thứ bậc nào. Ngoài ra xăm hình đối với Yakuza còn ẩn dấu một mục đích kín đáo đó là người xăm hình sẽ gia nhập giới xã hội đen vĩnh viễn, một lòng trung thành với tổ chức và không bao giời có thể quay trở lại thế giới lương thiện được nữa.
CHƯƠNG 3. Đặc trưng của nghệ thuật xăm hình Nhật Bản
3.1. Kĩ thuật xăm
3.1.1. Kĩ thuật xăm truyền thống tebori
Kĩ thuật xăm tebori (thủ công) là phương pháp xăm trong đó các nghệ nhân sử dụng một loại bút tre có chứa đầu kim sắc nhọn và bên trong chứa loại mực đặc biệt gọi là Sumi làm từ than củi để xăm lên da, thân thể con người. Các nghệ nhân sẽ cầm ở đầu ống kim khi xăm và hoàn toàn dùng lực của đôi tay để điều chỉnh các hình xăm. Phương pháp xăm bằng tay cần sự khéo léo rất lớn của người nghệ nhân xăm và gây đau đớn cho người xăm hơn so với khi xăm bằng máy
3.1.2 Kĩ thuật xăm hiện đại
Bên cạnh kĩ thuật xăm tebori thủ công bằng tay thì ở Nhật Bản cũng đã chuyển sang kĩ thuật xăm hiện đại đó là xăm bằng máy. Máy xăm gồm 4 bộ phận là khung, lõi dây, tụ và kim xăm.
Kĩ thuật xăm bằng máy đơn giản, ít tốn thời gian hơn, và thường trải qua 4 công đoạn. Đầu tiên vệ sinh phần da cần xăm ( cạo long, vô trùng, ủ tê…). Tiếp đến là tạo khung, đi viền, hay scan. Sau đó là vẽ chi tiết và cuối cùng là lên màu, tô bóng.
3.2. Hình xăm
3.2.1. Hình xăm mặt quỷ
Hình xăm mặt quỷ là hình xăm thường được giới Yakuza lựa chọn.Các thiết kế hình xăm mặt quỷ thường tạo cảm giác ghê rợn cho người nhìn với màu sắc chủ đạo là gam tối, chủ yếu là màu đen.Với những họa tiết cầu kì ghê rợn, mặt quỷ tạo cho người sở hữu hình xăm sự nổi bật. Hình xăm mặt quỷ là biểu tượng cho sức mạnh và quyền uy, đồng thời tạo sức mạnh trở thành một bùa hộ thân bảo vệ con người xua đuổi mọi tà ác khác.
3.2.2. Hình xăm cá chép
Cá chép sau những cố gắng vượt phong ba bão táp sẽ hóa thành rồng.Vì vậy hình xăm cá chép biểu tượng cho sự thành công. Cá chép hóa rồng phun nước làm cho gió táp, mưa sa. Bởi vậy người ta thường đặt hình ảnh cá chép hóa rồng để mang lại điều may mắn và sung túc. Cá chép vượt vũ môn là biểu trưng của tinh thần quả cảm, dám đương đầu với sóng gió, thử thách, kiên cường bám trụ để hướng tới thành công.Các Samurai thời Muromachi đã rất yêu thích sự dũng cảm của loài cá chép này.Đó là một biểu tượng của sức mạnh, sự kiên trì và quyết tâm.Những người mang theo hình xăm cá chép không chỉ là những người kiên cường, mạnh mẽ mà còn là những người sẽ gặp may mắn thành công.
3.2.3. Hình xăm hoa anh đào
Hoa anh đào là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc.Loài hoa này có ý nghĩa sâu sắc trong nền văn hóa Nhật, tượng trưng cho cái đẹp, sự giàu có và thịnh vượng. Nó là biểu tượng của sự trong trắng, tinh khiết, dịu dàng, biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ vượt lên trên mọi khó khăn, khắc nghiệt để khẳng định vẻ đẹp, sự độc đáo. Chính vì thế, hình xăm hoa anh đào là hình xăm yêu thích của nữ giới Nhật Bản.
3.3. Nghệ nhân xăm hình
Mỗi tác phẩm xăm trên cơ thể con người thật sự là một kiệt tác nghệ thuật, nó kết tụ tài năng, sự sáng tạo, tinh hoa, tinh huyết của những người thợ xăm hình. Nếu gọi xăm hình là một nghệ thuật thì những người làm công việc xăm hình thật sự là một người nhân.Ở Nhật Bản những nghệ sĩ còn tâm huyết với nghệ thuật xăm hình truyền thống hiện nay không còn nhiều.Tiểu biểu nhất phải kể tới là nghệ nhânHoriyoshi III, nghệ nhân Shige. Ngoài ra còn các nghệ nhân khác như Horiei Shinnshu, Horikitsune, Horichiro…
Kết luận
Nghệ thuật xăm mình đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người.Ngày nay, ở Nhật Bản, với sự phát triển của xã hội mọi người đã có cái nhìn tích cực hơn về hình xăm. Tuy nhiên, những quan điểm tiêu cực, hay suy nghĩ ác cảm không phải là không còn. Vì thế, việc nhìn nhận đúng bản chất của hình xăm và xác lập lại vị trí của nó trong cuộc sống là điều rất quan trọng.Xăm hình không phải là xấu, không phải tất cả những người có hình xăm đều thuộc thành phần hư hỏng, liên quan đến các tệ nạn xã hội, các tổ chức xã hội đen. Hình xăm mang ý nghĩa cao đẹp, thiêng liêng hay thấp kém, đáng khinh, điều đó còn phụ thuộc cách nhìn nhận, quan niệm của từng cá nhân và văn hóa ở mỗi quốc gia.
TS. Lưu Tuấn Anh trao giải Ba nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2016
(Báo cáo viên Nguyễn Thị Huyền - thứ 2 từ trái sang)
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền K58 Nhật Bản học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn