[Báo cáo NCKHSV] Tư tưởng chủ thể của Kim Nhật Thành và ảnh hưởng của nó đến xã hội Triều Tiên trong quá khứ và hiện tại

Thứ hai - 22/06/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Tư tưởng chủ thể của Kim Nhật Thành và ảnh hưởng của nó đến xã hội Triều Tiên trong quá khứ và hiện tại
[Báo cáo NCKHSV] Tư tưởng chủ thể của Kim Nhật Thành và ảnh hưởng của nó đến xã hội Triều Tiên trong quá khứ và hiện tại

I. Lý do chọn đề tài
Là một sinh viên của ngành Korea học, tôi luôn quan tâm tới những vấn đề liên quan đến đất nước và con người nơi đây. Một trong những vấn đề gây thắc mắc với tôi là đất nước Triều Tiên và nguyên nhân vì sao đất nước này gần như biệt lập với bên ngoài, họ bị coi là bảo thủ trong quan hệ quốc tế, liệu có một tư tưởng nào đó chi phối suy nghĩ của họ? 
     Tư tưởng "chủ thể" của Kim Nhật Thành là tư tưởng xuyên suốt trong xã hội Triều Tiên từ khi được thiết lập cho đến nay. Vậy đủ để hiểu tầm quan trọng của nó và việc nghiên cứu về nó là một điều cần thiết. 
Hiểu rõ hơn về tư tưởng, lối suy nghĩ của con người đất nước Triều Tiên từ đó hiểu hơn về con người nơi đây, có thể giải thích phần nào nguyên nhân chia rẽ và khó tái hợp của hai đất nước trên bán đảo Triều Tiên là Triều Tiên và Hàn Quốc. 
     Nghiên cứu Korea mọi người thường nghiêng về lựa chọn nghiên cứu đất nước Hàn Quốc, vì vậy nghiên cứu về Triều Tiên sẽ mới và tránh sự trùng lặp với những công trình nghiên cứu trước đó. 
II, Lịch sử nghiên cứu
       Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu đi trước chưa đề cập đến vấn đề tư tưởng "Chủ thể" của Kim hật Thành. Hay nói cách khác, lịch sử nghiên cứu đề tài này hiện chưa có hoặc có rất ít tại Việt Nam.
       Ở bán đảo Triều Tiên, các công trình nghiên cứu về đề tài này đã có khá nhiều, các nhà nghiên cứu thuộc cả hai miền nam-bắc. Tuy nhiên, các nghiên cứu mà tác giả tim đọc được còn có một số hạn chế là chưa đánh giá hết được sự ảnh hưởng to lớn cử tư tưởng này, 
III, Mục tiêu nghiên cứu
      Thứ nhất, tác giả muốn làm rõ hoàn cảnh ra đời tư tưởng chủ thể, hay nói cách khác là tại sao Chủ tịch Kim Nhật Thành lại sáng lập ra tư tưởng này. Sau đó nghiên cứu và làm sáng rõ nội dung của tư tưởng.
       Thứ hai, làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng chủ thể này đến xã hội Triều Tiên trong quá khứ và hiện tại.
II, Nội dung chi tiết
1.     Kim Nhật Thành và hoàn cảnh sáng lập tư tưởng Chủ thể
     a. Kim Nhật Thành
       Kim Nhật Thành (15 tháng 4 năm 1912 - 8 tháng 7 năm 1994) là nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ khi quốc gia này được thành lập vào đầu năm 1948 đến khi ông mất, và được con trai là Kim Jong-il thay thế. Ông giữ chức Thủ tướng từ năm 1948 đến năm 1972, và Chủ tịch nước từ năm 1972 đến khi mất. Ngoài ra, ông còn là Tổng Bí thư của Đảng Lao động Triều Tiên - Đảng cầm quyền của đất nước này. Với tư cách là nhà lãnh đạo của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, ông đã chuyển từ hệ tư tưởng Mác - Lê-nin sang tư tưởng chủ thể (주체사상) do ông tự phát triển và tạo nên sự sùng bái cá nhân. 
b. Hoàn cảnh ra đời
Từ "Juche" bắt đầu xuất hiện ở hình thức nguyên bản trong tiếng Anh trong các tác phẩm của Bắc Triều Tiên từ khoảng năm 1965. Kim Nhật Thành đã đặt ra ba nguyên tắc nền tảng của Chủ thể vào ngày 14 tháng 4 năm 1965, trong bài phát biểu "Về việc Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và cuộc Cách mạng Nam Triều Tiên tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên".
2,  Nội dung tư tưởng chủ thể
       Tư tưởng chủ thể của Bắc Hàn có thể coi là nhân sinh quan với đất nước này. Là hệ thống tư tưởng thống trị của Bắc Hàn, tư tưởng này đã và đang ảnh hưởng lớn tới các lĩnh vực đời sông xã hội của Bắc Hàn như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân đội...Cùng với quá trình thành lập thể chế chính trị, tư tưởng chủ thể có ý nghĩa rất lớn, để giải thích điều này, cần tìm hiểu nội dung cụ thể của tư tưởng này. 
1    Độc lập về chính trị (chaju, Hán Việt: tự chủ);
2    Tự chủ về kinh tế (charip: tự lập);
3    Tự vệ về quốc phòng (chawi: tự vệ).
3,   Quan hệ với chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao
       Năm 1972, Chủ thể đã thay thế chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong hiến pháp sửa đổi của Bắc Triều Tiên trở thành ý thức hệ nhà nước chính thức, đây là một sự phản kháng trước cuộc chia rẽ Trung-Xô. Tuy nhiên Chủ thể được định nghĩa như một cách áp dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Kim Chính Nhật cũng giải thích rằng "chủ thể" không phải có nguồn gốc từ Bắc Triều Tiên và rằng trong khi vạch ra tư tưởng này ông chỉ chú trọng tới một sự định hướng kế hoạch hoá vốn có của tất cả các quốc gia Mác xít Lêninít
II,  Ảnh hưởng của tư tưởng chủ thể với xã hội Triều Tiên
Đánh giá việc áp dụng tư tưởng chủ thể vào thực tế của Bắc Triều Tiên: Các tổ chức giám sát nhân quyền và các nhà phân tích chính trị ở nhiều nơi trên thế giới tiếp tục thông báo rằng tình hình hiện tại ở Bắc Triều Tiên không hề giống với lý thuyết Chủ thể. Nền kinh tế nước này phụ thuộc nặng vào nhập khẩu và viện trợ nước ngoài cả trước và sau sự sụp đổ của Khối thương mại Cộng sản. Họ cũng tuyên bố rằng các ý tưởng về người dân không hề có giá trị trong việc thiết lập chính sách, vốn nằm dưới quyền kiểm soát độc đoán của Kim Chính Nhật. Nhà lý luận hàng đầu về học thuyết Chủ thể Hwang Jang-yop đã gia nhập phe chỉ trích từ khi đào tẩu sang miền Nam, dù ông vẫn giữ niềm tin ở Ý tưởng Chủ thể như ông hiểu nó. 

SV. Nguyễn Thị Đào
K57 Bộ môn Hàn Quốc học

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây