1.Lí do chọn đề tài
Có thể thấy rằng một xã hội càng phát triển, cuộc sống càng hiện đại thì kéo theo đó con người cũng có những xu hướng, những cái nhìn và suy nghĩ ngày càng khác biệt về nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có vấn đề giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình. Hiện nay, chạy theo những trào lưu thịnh hành là xu hướng đang diễn ra trong xã hội, một trong số đó trào lưu hay còn gọi là xu hướng sống độc thân của giới trẻ. Nhất là ở các nước phát triển, chủ nghĩa độc thân đang thực sự lên ngôi, nhận thức của họ về việc phải xây dựng gia đình đã thay đổi. Trước đây chúng ta thấy rằng cuộc sống độc thân hầu như chỉ dành cho những người tu hành nhưng ngày nay, trên thế giới, khi kinh tế phát triển, nhiều người trong độ tuổi thanh niên và trung niên đã chọn lối sống độc thân và xu hướng chọn lựa lối sống này ngày càng cao trong giới trẻ đặc biệt là giới nữ. Trong vấn đề số lượng phụ nữ độc thân tăng nhanh thì Hàn Quốc cũng không phải là một ngoại lệ.
Quan niệm của người Hàn Quốc từ xưa vẫn luôn coi trọng hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, gần đây, phụ nữ Hàn Quốc ngày càng có xu hướng chọn lối sống độc thân (mà ở Hàn Quốc, khi nghiên cứu về hình thái gia đình người ta còn coi người độc thân là hình thái gia đình một thành viên). Có thể nói rằng, phụ nữ ngày nay lấy chồng và sinh con muộn hơn rất nhiều so với bất cứ thời điểm nào trong lịch sử.
Trong bài nghiên cứu người viết dựa vào số liệu thống kê đã có, các bài viết và bài nghiên cứu khoa học trước đó để từ đó có những phân tích, tổng kết và nhận thức riêng của người viết về vấn đề này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Về vấn đề thực trạng độc thân ở phụ nữ Hàn Quốc, đã có những nghiên cứu liên quan đến xu hướng này như nghiên cứu của: Nguyễn Thị Thu Vân, Học viên Cao học ngành nhân học, Viện Hàn lâm nghiên cứu Hàn Quốc với nghiên cứu “Cuộc sống của “Mi – hon – mo” trong xã hội Hàn Quốc: những khó khăn và định kiến xã hội” về người mẹ đơn thân trong xã hội Hàn Quốc, hay của nhà nghiên cứu Trần Thị Nhung về việc “Biến đổi cơ cấu dân số Đông Bắc Á” , của Ngô Xuân Bình với “Vấn đề già hóa dân số ở Hàn Quốc” đưa ra thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp cho vấn đề già hóa dân số. Trần Mạnh Cát trong “Hôn nhân và địa vị của người phụ nữ Hàn Quốc” đã trình bày quan hệ hôn nhân trong gia đình Hàn Quốc và tình hình gia tăng tỷ lệ ly hôn, giải thích nguyên nhân tại sao phụ nữ Hàn Quốc thích cuộc sống độc thân hơn nếu như họ được độc lập về kinh tế, từ đó đưa ra sự thay đổi của vai trò người phụ nữ trong gia đình Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc cũng đã có các công trình nghiên cứu về ý nghĩa của chủ nghĩa độc thân, cuộc sống của những người độc thân, quan điểm của xã hội về vấn đề độc thân…
Ở đây, khác với các nghiên cứu trên, người viết chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng của xu hướng kết hôn muộn ở phụ nữ Hàn Quốc.
3, Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Chỉ ra được thực trạng hiện tượng kết hôn muộn ở phụ nữ Hàn Quốc hiện nay. Chỉ ra được nguyên nhân, các vấn đề hệ lụy nảy sinh.
Bài nghiên cứu không thể đề cập tới tất cả các vấn đề liên quan đến xu hướng độc thân của phụ nữ Hàn Quốc mà chỉ tập trung nói lên thực trạng sống độc thân của phụ nữ Hàn trong những năm qua, từ đó đưa ra một số tác động và nguyên nhân và những giải pháp hiện có cho thực trạng này.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu
- Phương pháp khai thác thông tin trên mạng internet
Qua truy cập các trang web như: http://lib.inas.gov.vn/ , http://kostat.go.kr/ , www.inas.gov.vn/, http://vietnamnet.vn, người viết đã thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề độc thân, các bài viết, các diễn đàn bàn về lối sống độc thân trên thế giới cũng như ở Hàn Quốc, một số tài liệu cần thiết để sử dụng vào việc tìm hiểu vấn đề.
SV. Lê Thùy Dương
K57 Bộ môn Hàn Quốc học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn