[Báo cáo NCKHSV] Viện trợ của Mỹ đối với sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc giai đoạn 1954-1997

Thứ ba - 16/06/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Viện trợ của Mỹ đối với sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc giai đoạn 1954-1997
[Báo cáo NCKHSV] Viện trợ của Mỹ đối với sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc giai đoạn 1954-1997

1. Lý do chọn đề tài. 
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đặc biệt là sau nội chiến Bắc - Nam Triều Tiên (1950-1953), Hàn Quốc không có gì ngoài một đống đổ nát. Năm 1950, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, hầu hết các công ty này đã rút khỏi Hàn Quốc. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội. Chiến tranh và hậu quả thảm khốc của nó đã buộc Hàn Quốc phải đối mặt với hàng loạt vấn đề hết sức nghiêm trọng. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn Hàn Quốc  đã làm nên được điều thần kỳ, biến Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp khiến nhiều nước đang phát triển phải “ước ao”. Ngày nay, chúng ta biết đến Hàn Quốc với tư cách là một quốc gia công nghiệp phát triển trong hàng ngũ của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), có nền kinh tế xếp thứ 11 trên thế giới thông qua các sản phẩm điện tử, thiết bị máy móc, và các sản phẩm tiêu dùng khác cùng với tên tuổi của các công ty nổi tiếng như SamSung, Daewoo, Hyundai, LG…Vậy  Hàn Quốc đã làm gì để lập nên kỳ tích ngoạn mục này? Đó cũng chính là câu hỏi thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Thừa nhận rằng thành công có được ngày hôm nay chính là sự quy tụ những cố gắng hết sức mình của Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc, song không ai có thể phủ nhận được vai trò của Mỹ  trong quá trình phát triển của kinh tế nước này. Nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò và tác động nguồn viện trợ của Mỹ đối với sự khôi phục và phát triển vượt bậc nền kinh tế hàn Quốc sau khi giành được độc lập.
2. Lịch sử nghiên cứu khoa học
Về sự  phát triển vượt bậc nền kinh tế của Hàn Quốc kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên về vấn đề viện trợ kinh tế của Mỹ cho Hàn Quốc  thông qua các chặng đường phát triển, các mảng viện trợ thì vẫn ít có ít công trình đề cập đến hoặc đề cập một cách khái quát, chưa cụ thể, rõ ràng.
Bài nghiên này đi sâu, tập trung vào nội dung phân tích những viện trợ của Mỹ cho nền kinh tế Hàn Quốc giai đoạn 1945-1979 trên các lĩnh vực quan trọng như kinh tế, giáo dục, quân sự, y tế... Từ đó thấy được rõ vai trò của Mỹ trong sự vực dậy và phát triển vượt bậc của nền Kinh tế Hàn Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng tới việc tìm hiểu vai trò của Mỹ đối với sự khôi phục và phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc sau chiến tranh thế giới thứ 2 thông qua các nguồn viện trợ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: sự viện trợ của Mỹ đối với kinh tế Hàn Quốc trải qua rất nhiều giai đoạn và kéo dài cho đến hiện nay, nhưng do giới hạn về mặt thời gian và tài liệu tham khảo nên đề tài này tác giả chỉ dừng lại trong khoảng thời gian từ năm 1945-1970.
Đối tượng nghiên cứu: Sự viện trợ kinh tế của Mỹ đối với Hàn Quốc.
5. Vấn đề nghiên cứu
Viện trợ là gì? Nêu các khái niệm cơ bản.
Nội dung của viện trơ: Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc trên các lĩnh vực kinh tế gì?
Hàn Quốc đạt được những thành tựu gì nhờ sự viện trợ của Mỹ? đánh giá vai trò viện trợ của Mỹ đối với sự phát triển kinh tế Hàn Quốc.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, quan hệ Mỹ-Hàn được thiết lập. Xuất phát từ mục đích chính trị của mình, ngay từ  năm 1945, Mỹ đã bắt đầu có sự “quan tâm đặc biệt” đối với vùng đất này thông qua các khoản viện trợ. Với sự cố găng, nố lực không ngừng của chính phủ cùng người dân Hàn Quốc, thêm vào đó là sự viện trợ của Mỹ trên nhiều lĩnh vực đã giúp nền kinh tế của Hàn Quốc có những khởi sắc và có dấu hiệu phát triển, đi lên.
7. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu truyền thống: tìm hiểu thông tin, số liệu, tra bảng biểu... 
Phương pháp thu thập số liệu và xử lý thông tin: tác giả đã tìm hiểu thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau. 
Phương pháp phân tích tài liệu: Từ các dữ liệu đã được thu thập và chọn lọc, tác giả tiến hành phân tích, làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu.

SV. Hà Thị Quỳnh
K57 Bộ môn Hàn Quốc học

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây