[Báo cáo NCKHSV] Ảnh hưởng của tính sông nước đến đời sống người dân Nam Bộ

Thứ hai - 01/06/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Ảnh hưởng của tính sông nước đến đời sống người dân Nam Bộ
[Báo cáo NCKHSV] Ảnh hưởng của tính sông nước đến đời sống người dân Nam Bộ

Cuộc sống của người dân Nam Bộ gắn liền với con kênh, cái ghe, với những buổi chợ tấp nập trên sông. Một sự gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên – môi trường sông nước, dần hình thành nên tính cách văn hóa đặc trưng cho vùng.
 Sông nước là thứ không thể tách rời đối với cuộc sống người dân Nam Bộ. Nó ăn sâu vào tiềm thức và gắn liền với phong cách sống của con người nơi đây, từ cái ăn, thức uống, nơi ở đến đời sống sinh hoạt tinh thần. Bên cạnh đó, việc hiểu về sông nước là một trong những yếu tố cần thiết để có những chính sách phát triển và thúc đẩy kinh tế Nam Bộ
Văn hóa
Khái niệm văn hóa đã xuất hiện từ rất lâu trước Công Nguyên khi Lưu Hướng (thời Tây Hán) sử dụng như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa. Phương Tây có khái niệm culture của người Anh, kultur của người Đức và kultura của người Nga,... Trải qua nhiều thế kỉ, cụm từ văn hóa được sử dụng như một danh từ chính đại diện cho sự vươn lên phát triển thành văn minh của thế giới.
Theo Tổng giám đốc UNESCO đã tổng kết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm các kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này với dân tộc khác, từ sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến các tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”.
Mỗi nền văn hóa đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định - một chủ thể văn hóa. Mỗi cá nhân hay cộng đồng đều sống trong mối liên hệ với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Người Nam Bộ sống dựa vào môi trường nước, lấy nước làm nguyên liệu phục vụ cho cuộc sống và đưa sông nước trờ thành thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa của mình. 
 Những biểu hiện của tính sông nước
a.    Thủy sản và những nguồn thực phẩm sông nước là thức ăn chủ yếu
Biểu hiện cao nhất của tính hòa hợp với thiên nhiên sông nước như một đặc trưng tĩnh cách văn hóa con người Nam Bộ, được thể hiện ở nhiều lĩnh vực đầu tiên là lĩnh vực ẩm thực.
Thiên nhiên ưu đãi đã mang lại cho thiên nhiên Nam Bộ sự sung túc, phong phú về tài nguyên thủy sản tới mức mà không một nơi nào trên đất nước ta có được nào là nghêu, sò, chem chép, ốc, móng tay, ba khía, các loại cá, tôm cua... Chúng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Một trong số đó có nước mắm là một đặc sản đặc trưng cho vùng sông nước. Nước mắm Nam Bộ ngon có tiếng, như nước mắm Phú Quốc đã từng được xuất khẩu đi nhiều nơi. Nó trở thành một món ăn không thể thiều trên mâm cơm của mỗi gia đình. Ngoài ra còn những món ăn đặc sắc khác như con đuông, thịt chuột đồng,... đều là những món ăn đặc trưng cho nền nông nghiệp lúa nước.
Ở Nam Bộ thì vịt được ưa chuộng hơn gà vì vịt là gia cầm sông nước. Bởi vậy mà trong các lễ cúng người ta dùng vịt thay thế cho gà. Bên cạnh đó sự giao lưu văn hóa giữa người Việt và người Khmer được thể hiện trong những món ăn được cải biến của người Khmer, ví dụ như món canh chua vốn chỉ có nước mẻ với mắm prahoc thì về tới nhà của người Việt nó có thêm nhiều gia vị nêm nếm khác như rau thơm, đậu bắp, bạc hà,... Ngoài các món ăn chính còn những món ăn chơi như chè, thức uống, người Nam Bộ chuộng quả dừa vì trong quả dừa không chỉ sự dụng nước mà còn dùng cả cơm dừa (phần cùi dừa) họ cho nước cốt của dừa vào trong những món chè làm dậy lên mùi vị đặc trưng cho món chè Nam Bộ.
b.    Nơi cư trú gắn liền với sông nước
Môi trường tự nhiên gắn bó mật thiết với người Nam Bộ. Căn nhà luôn có xu hướng ẩn mình vào trong thiên nhiên và lấy thiên nhiên làm tiêu chuẩn. Những ngôi nhà, những xóm làng trải dài bên các dòng sông, kênh rạch. Con người, sông nước, vườn tược, ruộng đồng nối tiếp và xen kẽ nhau. Nổi bật ở Nam Bộ là lối kiến trúc hòa hợp với thiên nhiên sông nước với mỗi căn nhà trước sông sau ruộng, và một cây cầu nhỏ gie ra mé sông trước nhà để giặt giũ, sinh hoạt. 
c.    Phương tiện di chuyển
Vùng kênh rạch chằng chịt, trước sông sau nhà thì di chuyển bằng thuyền ghe là phương tiện thuận lợi nhất và cũng là một nét văn hóa đặc trưng của vùng. Họ dùng thuyền làm phương tiện di chuyển, lấy thuyền làm nhà, làm nơi buôn bán trên sông, thuyền trở thành phương tiện di chuyển thông dụng nhất sử dụng trong việc di chuyển cà chuyên chở,...
d.    Nghề nghiệp phần lớn gắn với sông nước
Những cư dân đầu tiên khai khẩn Nam Bộ đã phát triển nghề lúa nước. Ngoài trồng lúa, người dân Nam Bộ còn đánh bắt thuỷ hải sản, chăn nuôi thủy cẩm và thủy hải sản, trồng rừng ngập mặn, phát triển miệt vườn. Các miệt vườn trải rộng được ngăn nhau bởi những con kênh chằng chịt hay các khu chợ hoa quả tấp nập trên sông, những buổi họp chợ nhộn nhịp trên sông đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Nam Bộ. 
e.    Những nét nghệ thuật mang đậm dấu ấn sông nước
Trong ngôn ngữ tiếng Việt ở Nam Bộ rất giàu những từ ngữ chỉ khái niệm, sự vật liên quan đến sông nước. Ví dụ như: kinh, xẻo, láng, bàu, đìa.. Để chỉ sự vân động của con nước thì có:  nước rong, nước rông, nước nhửng, nước chừng... Để chỉ phương tiện đi lại có ghe, xuống, tam bản, tắc ráng, khảm,...
Khi di chuyển trên sông nước, trong lúc làm việc mệt mỏi, họ hò những câu hò đò để lấy thêm tinh thần làm việc, dần dần đã xuất hiện thêm nhiều loại hình âm nhạc được sáng tạo ngay trên những con ghe qua kênh như các điệu Lý, điệu Hò, các câu ca đối đáp... Nhiều câu hò được rút ra từ những tích tuồng, truyện hay tiểu thuyết. Những điệu Đờn ca tài tử của người Nam Bộ thể hiện cái tôi phóng khoáng hay đơn giản là tái hiện lại cuộc sống của họ là những di sản văn hóa qu‎ giá của người dân Nam Bộ.
Kết luận
Văn hóa sông nước Nam Bộ không chỉ là nền văn hóa của một cùng Nam Bộ mà nó còn thuộc văn hóa của cộng đồng chung Việt Nam, những nét đặc sắc riêng của Nam Bộ làm nổi bật lên vị trí của nó, khác với các vùng văn hóa còn lại, nhưng lại làm phong phú, đa dạng thêm cho nền văn hóa Việt Nam.

SV Bùi Thị Ngọc 
K57 Bộ môn Đông Nam Á học

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây