I- Hoàn cảnh lịch sử
Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh theo hai khuynh hướng vô sản và tư sản diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi trên thế giới:
Cách mạng Tháng Mười Nga
Cách mạng tư sản: Phong trào cải cách của Phan Châu Trinh, hướng bạo động của Phan Bội Châu(Việt Nam) , phong trào ngũ Tứ, cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc)…
Tại Ấn Độ và Việt Nam cũng chịu nhiều áp bức của bọn đế quốc, thực dân, hàng loạt các phong trào đã nổ ra nhưng đều thất bại
II- Giới thiệu về Mohandas Karamchand Gandhi và Hồ Chí Minh
1. Mohandas Karamchand Gandhi
2. Hồ Chí Minh
III- Sự hội ngô trên con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Mohandas Karamchand Gandhi và Hồ Chí Minh
1. Thế nào là yêu nước? Làm rõ về khái niệm yêu nước là gì?
2. Sự gặp gỡ của chủ nghĩa yêu nước trong con người Mohandas Karamchand Gandhi và Hồ Chí Minh
A. Chủ nghĩa yêu nước trong con người Hồ Chí Minh
Kế tục truyền thống yêu nước từ những bậc anh hùng trong lịch sử đất nước.
Luôn cống hiến cho lý tưởng cao đẹp giải phóng dân tộc, đưa nhân dân thoát khỏi lầm than, hướng tới tự do, hạnh phúc
B. Mohandas Karamchand với chủ nghĩa yêu nước
Kêu gọi quần chúng chấn hưng dân tộc thông qua việc bài trừ hàng hóa Anh, ông kêu gọi người dân tự dệt vải để may quần áo, bất hợp tác với thực dân Anh, bản thân Gandhi là tấm gương sáng về đức tính giản dị và ông làm gương trong việc sử dụng hàng hóa trong nước thay vì dùng đồ nước ngoài nhằm kêu gọi tinh thần tự tôn dân tộc trong nhân dân.
3. Sự tương đồng tư tưởng khoan dung tôn giáo trong con đường hoạt động cách mạng của Gandhi và Hồ Chí Minh
A. Gandhi với bất bạo động
-Bất bạo động và Ahimsa(tính bất hại)
“Là cải biến tâm tính con người chứ không dùng sự áp chế; là tự chịu khổ nạn chứ không phải gây khổ nạn cho kẻ nắm bạo quyền.” Gandhi
-Satya (Đạo/Chân lý)
Một khi ngộ ra tính đa nghĩa của Chân lý, tất cả các động cơ ích kỷ sẽ biến mất. Chúng sẽ được thế chỗ bởi lòng trắc ẩn, sự dấn thân cho triết lý bất bạo động, và khả năng tự hi sinh cá nhân vô hạn.
-Satyagraha (Sức mạnh chân lý)
Sức mạnh chân lý không nhằm ‘đoạt’ lấy một đối tượng nào, cũng không nhằm ‘nghiền nát’ một đối thủ nào, mà để kích hoạt các sức mạnh có thể dẫn tới sự cải biến tâm tính
B. Hồ Chí Minh với tư tưởng nhân đạo trong đấu tranh cách mạng
Hồ Chí Minh tiếp thu những giá trị tốt đẹp từ các tôn giáo khác nhau trên thế giới, Người luôn lấy “khoan dung,bác ái” làm nền tảng chính của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tại Việt Nam.
IV- Kết Luận:
Việt Nam và Ấn Độ, mối quan hệ mà như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ca ngợi :“ Như bầu trời không một gợn mây”, hai đất nước dù xa cách về địa lý, nhưng chính tinh thần yêu chuộng hòa bình, khát khao độc lập, khát khao tự do đã khiến cho nhân dân hai nước chúng ta xích lại gần nhau hơn.
Nhờ có những vị lãnh tụ thiên tài như Mohandas Karamchand Gandhi và Hồ Chí Minh giúp nhân dân hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã trở thành những người anh em luôn kề vai sát cánh bên nhau trên con đường tranh đấu cho hòa bình và tự do của nhân loại tiến bộ.
SV. Phạm Thanh Tùng
K57 Bộ môn Ấn Độ học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn