[Báo cáo NCKHSV] Nguyên nhân thúc đẩy và một số mô hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Châu Phi

Thứ bảy - 09/05/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Nguyên nhân thúc đẩy và một số mô hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Châu Phi
[Báo cáo NCKHSV] Nguyên nhân thúc đẩy và một số mô hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Châu Phi

Kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa và đạt được những thành tựu nhất định về mặt kinh tế, Trung Quốc trở thành một trong những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn trên thế giới. Trung Quốc thường lựa chọn đầu tư vào những nền kinh tế đang phát triển, trong đó có châu Phi. 
Mặt khác, nguồn tài nguyên và thị trường của châu Phi có ý nghĩa chiến lược đối với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Những năm gần đây, bởi vì các quốc gia châu Phi hầu hết đều có cục diện chính trị ổn định, giảm nóng xung đột; kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng liên tục mới, chỉ tiêu kinh tế vĩ mô không ngừng cải thiện; rất nhiều quốc gia châu Phi thực thi chính sách và biện pháp cổ vũ đầu tư nước ngoài, môi trường đầu tư châu Phi có những cải thiện rõ ràng.
Cùng với sự phát triển của mối liên kết về kinh tế, xã hội và quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Phi, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi cũng trở thành một vấn đề đáng nhận được sự nghiên cứu. Nghiên cứu này tập trung vào nguyên nhân, một số đặc điểm trong đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi.
I.    Nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào châu Phi.
1. Nguyên nhân Trung Quốc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Cùng với quy mô kinh tế mở rộng thần tốc, độ phụ thuộc của Trung Quốc vào những tài nguyên và năng lượng nhập khẩu cũng tăng lên tương ứng và vẫn sẽ có xu hướng tiếp tục tăng. Trung Quốc cần đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằmtham gia vào việc thăm dò, khai phá và sản xuất năng lượng và tài nguyên ở nước ngoài, từ đó có được quyền quyết định ở mức độ nào đó trong sản xuất và giá cả những tài nguyên này.
Trong mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu, Trung Quốc hầu hết đảm nhiệm những phần công việc có giá trị gia tăng không cao; những phần công việc có giá trị gia tăng cao, sản xuất những bộ phận linh kiện quan trọng đều nằm trong tay các xí nghiệp trung tâm tại nước ngoài. Điều này làm giảm khả năng phân phối các tài nguyên chiến lược toàn cầu tới Trung Quốc và sức cạnh tranh thị trường của các xí nghiệp Trung Quốc trong mạng lưới phân công sản xuất thế giới.
Trong khi thị trường quốc nội hữu hạn và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thì các xí nghiệp bị buộc phải tìm kiếm những thị trường mới ở bên ngoài và tranh thủ những lợi ích khi đặt chân tới những thị trường chưa được khám phá thay vì cố gắng ở thị trường Trung Quốc vốn đã bão hòa.
Một trong số những lý do khiến Trung Quốc đầu tư sang châu Phi là để tránh hạn ngạch xuất khẩu nước ngoài, thuế quan và những hàng rào khác cho sản phẩm Trung Quốc.. 
2.    Nguyên nhân Trung Quốc lựa chọn châu Phi là đích đến của nguồn đầu tư nước ngoài
Theo thống kê về khoáng sản quốc tế, tất cả 150 loại tài nguyên khoáng sản chìm tổng hợp trên thế giới đã thăm dò được đều có ở châu Phi, trong đó có ít nhất 17 loại khoáng sản có trữ lượng đứng đầu thế giới. Trữ lượng dầu mỏ đã thăm dò được ở châu Phi ước chiếm 8% trữ lượng toàn thế giới. Lượng tài nguyên đã được thăm dò và khai thác ở lục địa châu Phi chỉ chiếm 8%, đại bộ phận tài nguyên khoáng sản còn chưa được khai phá. 
Châu Phi có 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, với khoảng 1.11 tỷ người (2013). Cùng với quá trình cách mạng kinh tế, những năm gần đây châu Phi liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Năm 2009, Châu Phi trở thành khu vực cống hiến lớn thứ 3 thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tổng lượng kinh tế ngày một tăng lên sẽ cung cấp sự đảm bảo tốt nhất về vật chất để đề cao yêu cầu tiêu dùng và khả năng chi trả của các quốc gia châu Phi.
Dưới sự nỗ lực của bản thân các quốc gia châu Phi và cộng đồng quốc tế, nợ công của châu Phi đã có được những sự hòa hoãn nhất định. Giảm bớt nợ không chỉ tích lũy nguồn lực cho phát triển kinh tế mà còn ưu hóa hoàn cảnh đầu tư khu vực.
Xuất khẩu không giới hạn vào thị trường Mỹ và châu Âu. Ví dụ như chính phủ Ai Cập ký kết những hiệp định tránh hàng rào thuế quan với liên minh châu Âu, khu vực Arab ký kết hiệp định với Mỹ. Ví dụ như công nghiệp dệt may, Ai Cập xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ không có giới hạn, hơn nữa còn nhận được chính sách ưu đãi thuế.
II.    Một số đặc điểm của đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi
1.    Lịch sử đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi
Mối liên kết giữa Trung Quốc hiện đại và Châu Phi có thể xem ngược từ hội nghị Bandung tổ chức ở Indonesia. Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách cải cách mở cửa, giảm thiểu vai trò về chính trị và ý thức hệ để tăng thêm chú ý về mặt hợp tác và phát triển kinh tế và nhấn mạnh vào nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Quan hệ kinh tế Trung – Phi đã có “bước tiến dài” sau diễn đàn kinh tế Trung Quốc – Châu Phi  tổ chức lần đầu tiên ở Bắc Kinh vào năm 2000. Chủ đề chính của diễn đàn là hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Châu Phi. Năm 2006, Trung Quốc ban hành “chính sách châu Phi” toàn diện, làm rõ nguyên tắc và quy mô của chính sách ở châu Phi, đồng thời nhấn mạnh chính sách không can thiệp và năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. 
2.    Đầu tư ở châu Phi mang nặng mục đích tìm kiếm tài nguyên
Việc thiếu nguồn tài nguyên và năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế là nguyên nhân chính yếu thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của châu Phi nói chung và đầu tư trực tiếp vào châu Phi nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm mục đích tìm kiếm tài nguyên để giải quyết vấn đề tài nguyên trong nước có liên quan mật thiết đến việc chính phủ Trung Quốc theo đuổi chương trình an ninh năng lượng quốc gia để đảm bảo nguồn cung cấp tài nguyên và năng lượng từ nước ngoài. Như vậy, để đáp ứng cho như cầu tài nguyên trong bản địa, việc Trung Quốc tham gia đầu tư trực tiếp vào châu Phi là một điều tất nhiên. Đồng thời, mục đích này quyết định nhiều tới quyết định của Trung Quốc trong việc lựa chọn quốc gia đầu tư, lĩnh vực đầu tư và mô hình để đầu tư vào châu Phi.
3.    Đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi phân bố không đều
Cuối năm 2012, Trung Quốc có 22 nghìn doanh nghiệp tham gia đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có 2.5 nghìn doanh nghiệp đầu tư ở châu Phi, chiếm 11.6%, đầu tư vào 51 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Phi (trên tổng số 60), chiếm 85%.Trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc, tính đến cuối năm 2012, chỉ có 6 quốc gia có tồn lượng đầu tư trực tiếp trên 1 triệu USD, và lượng đầu tư ở riêng 6 quốc gia này đã chiếm tới 57.57% tổng tồn lượng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở châu Phi.
Các xí nghiệp Trung Quốc đang nỗ lực khai khác những thị trường mới bên ngoài các thị trường truyền thống, song vẫn còn khá hữu hạn. Đầu tư của Trung Quốc chủ yếu vẫn ở những quốc gia lớn, giàu tài nguyên khoáng sản.
4.    Một số mô hình đầu tư chính
Cùng với sự mở rộng không ngừng của các lĩnh vực đầu tư ở châu Phi, chủ thể và phương thức đầu tư cũng dần đa dạng hóa, đồng thời thông qua việc xuất hiện nhiều xí nghiệp lớn đầu tư vào châu Phi và nhiều ví dụ đầu tư thành công, nhiều phương thức đầu tư hợp tác mới được thực hiện hơn. Trong đó, mô hình hợp tác “Tài nguyên – Cho vay – Hạng mục” và mô hình khu hợp tác kinh tế thương mại Trung – Phi là mô hình đầu tư đặc biệt của Trung Quốc tại các quốc gia châu Phi.Nội dung, cách thức, phương pháp của hai mô hình hợp tác này có sự khác biệt với những hình thức đầu tư, hợp tác, viện trợ khác của Trung Quốc và châu Phi trong quá khứ. Nếu đặt trong so sánh, các mô hình hợp tác viện trợ, viện trợ công trình – Đầu tư khai thác, đầu tư hợp tác nông nghiệp Trung – Phi tuy rằng cũng có điểm đặc sắc nhất định, nhưng nhìn từ phương diện mô hình hợp tác, những mô hình này không hiếm thấy trong hợp tác giữa châu Phi và các quốc gia bên ngoài.

SV. Trương Minh Vân

K57 - Bộ môn Trung Quốc Học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây