[Báo cáo NCKHSV] Tinh thần khoan dung tôn giáo trong Phật giáo của Asoka

Thứ bảy - 16/05/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Tinh thần khoan dung tôn giáo trong Phật giáo của Asoka
[Báo cáo NCKHSV] Tinh thần khoan dung tôn giáo trong Phật giáo của Asoka

Trong bối cảnh hội nhập, các vấn đề về kinh tế, văn hóa, tôn giáo, dân tộc… đang được đặt ra trong các vấn đề chung của toàn cầu. Toàn cầu hóa không có nghĩa là chỉ còn sự giống nhau hay đồng nhất, hoặc là giải cấu trúc các ranh giới văn hóa. Ngược lại, toàn cầu hóa thậm chí còn làm nảy sinh thêm các ranh giới mới, xác định lại hay chia lại ranh giới nhỏ hơn trên các lĩnh vực văn hóa, dân tộc, đẳng cấp, ngôn ngữ và tôn giáo… Như thế, tôn giáo ngày càng trở thành vấn đề nổi bật. Do vậy, khoan dungvà khoan dung tôn giáo đang dần được coi là một nguyên tắc khả thi để giải quyết vấn đề xung đột tôn giáo, dân tộc, văn hóa như là mặt trái của toàn cầu hóa.

Bài nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau: 
1.    Khoan dung trong Nho giáo
Nho giáo coi khoan dung là một phẩm tính của người quân tử.
•       Nho giáo là học  thuyết rất chú trọng đến đạo đức con người.
•       Theo Nho giáo, người quân tử đối với mình trước hết phải làm những việc khó, sau mới được hưởng thành quả.
2.    Khoan dung trong Thiên chúa giáo.
•    Khoan dung trong Thiên chúa giáo nhấn mạnh đến lòng nhân ái và đức bác ái cao cả.
•    Đức ái có tầm quan trọng trong đời sống của mỗi người, nó là mối dây liên kết Thiên Chúa và con người, con người với Thiên Chúa, và với anh em. 
3. Khoan dung trong Phật giáo.
•     Phật giáo tuy không có thuật ngữ khoan dung, nhưng có rất nhiều từ có nội hàm tương đương với khoan dung, như lòng trắc ẩn (karuna), vị tha (altruism), từ bi (maitri), bác ái… 
•    Nhân vật điển hình nhất về khoan dung tôn giáo trong lịch sử tôn giáo  Ấn Độ là vua Asoka (272-231 TCN). 
•    Asoka được xem là vị hoàng đế vĩ đại nhất của Ấn Độ, người đầu tiên đã chinh phục và thống trị toàn cõi Tiểu lục địa Ấn.
•    Đối với Phật giáo, Asoka là người Phật tử có công lớn trong việc xiển dương Phật giáo.
•    Chính nhờ vào những nỗ lực của ông, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo thế giới từ thế kỷ thứ III.
•    Bản thân Asoka đã bị thuyết phục bởi tinh thần khoan dung của Phật giáo
•    Khi lên ngôi vua, Asoka đã cải đạo từ Bà La Môn giáo sang Phật giáo và trở thành một ông vua sùng đạo Phật. 
•    Bắt đầu từ thời vua Asoka, Phật giáo đã trở thành quốc giáo, thay thế vị trí Bà La Môn giáo lâu đời. 
•    Tuy tự nhận mình là tín đồ Phật giáo, nhưng nhà vua vẫn khuyến khích các tôn giáo khác cùng phát triển với phương châm đạo pháp (Dharma mavijaya) để lãnh đạo chính sự.
•    Có thể nói, dưới thời vua Asoka Phật giáo đã đóng vai trò hệ tư tưởng chính thống trong việc thống nhất  Ấn Độ lúc đó. 
•    Chủ trương hòa hợp, khoan dung tôn giáo của vua Asoka đã giải quyết được mâu thuẫn giữa các tôn giáo .
•    Đó là một thành công trong chiến lược chính trị- tôn giáo của nhà vua, dùng ổn định tôn giáo để bình ổn xã hội, thống nhất nước  Ấn Độ đa tôn giáo.

SV. Mạc Thị Diệu Anh
      K57 Bộ môn Ấn Độ học

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây