[Báo cáo NCKHSV] Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp ở Ấn Độ

Thứ năm - 07/05/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp ở Ấn Độ
[Báo cáo NCKHSV] Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp ở Ấn Độ

Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, công nghệ sinh học phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Ấn Độ cũng vậy. Từ sau khi giành độc lập năm 1947, khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành khoa học ứng dụng trong nông nghiệp được chú trọng đầu tư phát triển với mục tiêu ‘’công nghệ sinh học giúp xóa đói, giảm nghèo, tiến bước hội nhập’’. Điều này đem đến cho nền nông nghiệp Ấn Độ sự tiến triển vượt bậc trong suốt những thập kỉ qua.
Nguồn gốc của khoa học công nghệ, bắt đầu từ những cuộc cách mạng kĩ thuật trong lịch sử ( cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cuối thế kỷ 18 và hoàn thành vào những năm 50 đầu thế kỷ XX, cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai được gọi là ‘’cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại’’, xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX. Nó tiếp tục phát triển rực rỡ nhất khi bước sang thế kỉ 21 với tốc độ nhanh chóng). 
Một số quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển là: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Pakistan…
Nội dung
1. Định nghĩa và sự phát triển công nghệ sinh học tại Ấn Độ
Bắt đầu xuất hiện từ năm 1917 với một số định nghĩa như sau: ‘’ ’Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho lợi ích, nhu cầu của con người đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường’. Ngoài ra, còn hai cách định nghĩa, do UNESCO (1985) và trường Luật Stanford (1995) định nghĩa. Từ các định nghĩa trên, có thể phân biệt thành các nhóm công nghệ sinh học bao gồm: công nghệ sinh học truyền thống và công nghệ sinh học hiện đại, hoặc công nghệ sinh học thực vật, động vật, và vi sinh vật enzyme, hoặc công nghệ sinh học nông nghiệp, y dược, môi trường…
Một số thành tựu công nghệ sinh học chủ yếu của thế giới bao gồm: nuôi cấy mô, chuyển gen, cấy chuyển phôi… Công nghệ sinh học ở Ấn Độ được đầu tư phát triển, bắt đầu từ việc thành lập Quỹ Phát triển Công nghệ (TDF), Viện Miễn dịch học.. Đồng thời thiết lập một khuôn khổ pháp lí chặt chẽ, hình thành hệ thống đào tạo nhân lực..
2. Qúa trình ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp Ấn Độ
Cuộc‘’Cách mạng Xanh lần thứ nhất’’ bắt đầu từ thập niên 50 và 60 thế kỷ XX ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có hai trung tâm của cuộc cách mạng này, vừa diễn ra sớm vừa đạt được hiệu quả cao, đó là Mê-hi-cô và Ấn Độ. Khi thực dân Anh rời Ấn Độ vào năm 1947, ‘’nạn đói Begal’’ vẫn bám riết và là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với người dân nơi đây. Cách mạng Xanh, trải qua các thời kỳ từ 1947-1967,  1967-1968 đến 1977-1978, với nội dung chủ yếu là mở rộng diện tích đất canh tác, Cải tạo hệ thống thủy nông. Sử dụng hạt giống di truyền chất lượng tốt, tạo giống mới với năng suất cao. Kết quả của cuộc Cách mạng Xanh vượt ngoài sức tưởng tượng.Cuộc cách mạng này đã tạo bước phát triển đột phá, tăng sản lượng lương thực của Ấn Độ từ 120 triệu tấn (trong những năm 1960) lên tới 210 triệu tấn hiện nay.Ấn Độ, từ một nước luôn có nạn đói kinh niên, không sao vượt qua ngưỡng 20 triệu tấn lương thựcđã thành một đất nước đủ ăn và còn dư để xuất khẩu với tổng sản lượng kỷ lục là 60 triệu tấn/năm. 
Cuộc ‘’Cách mạng Xanh thứ hai’’. Tuy rằng, cuộc ‘’Cách mạng Xanh lần thứ nhất’’ rất thành công, nhưng 10 năm trôi qua, dân số của Ấn Độ cũng không ngừng tăng nhanh theo đà phát triển ấy. Do vậy, vấn nạn lương thực vẫn tiếp tục hoành hành đất nước này. Từ năm 1983, Ấn Ðộ đã phát động cuộc ‘’Cách mạng Xanh lần thứ hai’’, với mục tiêu "thay đổi về chất" trong sản xuất nông nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các loại hạt gạo. Chủ yếu là tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao, quản lí và điều phối nguồn nước tưới tiêu.. Kết quả là năng suất lương thực tăng lên gấp 2 đến 3 lần.Năm 1984, Ấn Ðộ đã sản xuất đủ lương thực cho nhu cầu trong nước và bắt đầu từ năm 1995, đất nước này đã chính thức trở thành nước xuất khẩu gạo.Cuộc ‘’Cách mạng Xanh’’ như một phép lạ đã biến Ấn Độ thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới với hơn 5 triệu tấn vào năm 2005.
Sẽ là không đầy đủ nếu như không kể đến cuộc ‘’cách mạng trắng’’ ở Ấn Độ - cuộc cách mạng sữa. Nhà nước đã quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước cho các khu vực sản xuất sữa, áp dụng những công nghệ tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất áp dụng vào chăn nuôi và sản xuất.. Chương trình được thực hiện trong ba giai đoạn: 1970-1979, 1981-1985 và 1985-1996. Ấn Độ nhanh chóng trở thành quốc gia sản xuất sữa lớn nhất thế giới với sản lượng tăng từ  21,2 triệu tấn năm 1968 lên 102 triệu tấn trong năm 2007. 
Tóm lại, sau 3 cuộc cách mạng lịch sử, bộ mặt nông nghiệp của Ấn Độ đã có những bứo thay đổi rõ rệt. Điều này tạo nên những cơ hội cũng như thách thức lớn cho ngành công nghệ sinh học của đất nước này. Việt Nam có thể học hỏi và đúc rút kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp từ Ấn Độ một cách hiệu quả. 

SV. Lê Thị Lan Hương
K57 Bộ môn Ấn Độ học

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây