Một trong các biểu hiện đó là sự ra đời của hợp tác khu vực Mekong – Ganga. Trong hợp tác này, Ấn Độ nắm giữ vai trò hết sức quan trọng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Hợp tác. Với mong muốn tìm ra những lý do, công cụ Ấn Độ sử dụng để thực hiện vai trò quan trọng đó, đồng thời tìm ra những ảnh hưởng của vai trò đó của Ấn Độ đến Việt Nam và tìm ra những bài học cho Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài này nghiên cứu.
Phần 1: Khái quát chung Hợp tác Mekong – Ganga
• Ý nghĩa tên gọi: Tên gọi Hợp tác Mekong – Ganga được lấy tên từ 2 con sông lớn ở Châu Á là sông Mekong và sông Ganga (sông Hằng). Cả 2 con sông và lưu vực sông này có nhiều nét tương đồng. Nên lựa chọn tên như vậy nhằm đại diện cho 2 bên của hợp tác.
• Lý do thành lập: Do sự tương đồng trong nhiều yếu tố nên lạnh đại các nước đã nảy ra ý tưởng thành lập Hợp tác này nhằm thắt chặt quan hệ giữa các nước thành viên, cùng nhau phát triển kinh tế, xã hội.
• Cơ chế hoạt đông: phân chia các ban công tác, tổ chức các cuộc họp hội đồng cấp cao
Phần 2: Vai trò chủ tịch ban hợp tác Giáo dục của Ấn Độ
Trong Hợp tác Mekong – Ganga, Ấn Độ giữ 1 vai trò kép: vừa đại diện cho 1 phía của Hợp Tác, vừa là chủ tịch ban Hợp tác về giáo dục. Tuy nhiên trong báo cáo em chỉ trình bài vai trò thứ 2 của Ấn Độ.
• Lý do Ấn Độ được bầu làm chủ tịch ban Hợp tác giáo dục: Do nền giáo dục của Ấn Độ có phần nổi trội hơn so với các nước thành viên còn lại trong Hợp tác. Ấn Độ được thừa hưởng nền giáo dục của Anh, tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ hành chính của Ấn Độ. Ngày nay, hệ thống giáo dục ở Ấn Độ đặc biệt là giáo dục cấp đại học thu hút 1 lượng lớn sinh viên. Ấn Độ có số lượng các trường đại học đẳng cấp quốc tế nhiều nhất trong các quốc gia của Hợp tác MGC.
• Các công cụ Ấn Độ sử dụng để thực hiện vai trò của mình: Công cụ chủ yếu Ấn Độ sử dụng là trao tặng học bổng, trao đổi giảng viên, tổ chức dạy tiếng Anh cho các nước thành viên khác…
Phần 3: Tác động của vai trò này đến Việt Nam
Trong phần này, em tập trung phân tích những ảnh hưởng của vai trò lãnh đạo ban Hợp tác giáo dục này của Ấn Độ đến Việt Nam vì so với các nước khác, quan hệ Ấn Độ - Việt Nam luôn duy trì được tình trạng ổn định.
Tác động này theo 2 hướng là tích cực và tiêu cực:
• Tích cực: Đối với Việt Nam: Nhận được sự giúp đỡ về mặt giáo dục, nhận được sự giúp đỡ trong đào tạo, mở rộng khả năng ngoại ngữ.
o Tiêu cực: Đối với Việt Nam: Bị ảnh hưởng bởi văn hóa, giáo dục của Ấn Độ, Nền giáo dục trong nước bị ảnh hưởng.
Bài học cho Việt Nam: tìm ra thế mạnh của mình để phát huy nó trên trường quốc tế nhằm thu được những lợi ích to lớn nhất.
SV. Phạm Thị Vân Anh
K57 - Bộ môn Ấn Độ học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn