Trong hệ thống Gurukul thì các Guru (thầy giáo) sẽ đem đến những kiến thức đời sống tín ngưỡng và ngoài đời sống tín ngưỡng cho học sinh. Những học sinh này được goi là Shishyas.
Giáo dục trong thời kỳ Veda và Upanishadic rất được chú trọng trong xã hội. Bởi vì, giáo dục được xem là tin vào tôn giáo, tín ngưỡng với thần linh và rất quan trọng trong xã hội. Giáo dục trong thời kỳ Veda được bắt đầu khi người ta còn rất trẻ, mới chỉ bước vào cuộc đời (early life). Bởi vì họ nghĩ rằng, nó rất cần thiết cho sự khởi đầu của mỗi người, cho việc phát triển toàn diện mọi khả năng từ trong ra ngoài của học sinh.
Như đã nói từ trên, người dạy được gọi là các Guru hay các giáo viên trong thời kỳ Veda. Guru phải là người đàn ông có năng lực cao nhất trong xã hội xét từ mặt kiến thức và thấm nhuần tôn giáo. Theo Vayupurana , Guru phải là một Brahmana, đã học kinh Veda, biết về Dharma, sự tinh khiết, đến từ gia đình tốt và lý tưởng về mọi mặt. Họ đã chiếm hữu được ảnh hưởng giống như lửa (của thần lửa Agni) và sức mạnh (của vua các vị thần Indra. Guru phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc dạy học. Nên Guru luôn luôn cố gắng phát triển chất lượng dạy để trở nên tốt hơn mức hiện tại của bản thân. Và những Guru thường là những người cực kỳ nghiêm khắc và tận tâm.
Còn các học sinh hay Shishyas muốn được giáo dục trong Gurukul thì phải thuộc Brahmachary. Giai đoạn này được coi là giai đoạn của việc học tập, nghiên cứu và lĩnh hội tri thức. Người Ấn Độ nghĩ rằng, nếu những đứa trẻ học những thói quen và đức tính tốt từ khi còn trẻ thì tính cách của chúng sẽ có thiên hướng yêu hòa bình và vui vẻ hơn. Để rèn luyện những thói quen tốt, chúng – những Shishyas thường phải dậy sớm vào buổi sáng, thực hiện các nghi lễ tôn giáo hàng ngày, lan rộng niềm tin, sống đơn giản và cư xử đúng đắn với tất cả mọi người. Trường học công bằng với cả học sinh nghèo và học sinh giàu.
Theo History of education in India của N. Jayapalan, các Shishyas phải có những bổn phận và trách nhiệm sau: Một học sinh phải làm những việc phục vụ cho các Guru và những việc cần thiết cho cả trường. Chúng luôn phải giữ cho trường sạch sẽ, ngăn nắp. Chúng cũng phải chuẩn bị sự cần thiết cho các lễ nghi tôn giáo (Yajnas) cũng như việc đi chăn bò cho các Guru. Những người học sinh phải đi xin sự bố thí của xã hội. Sống trong các Gurukul, các Shishyas phải ngủ trên sàn nhà, ăn những món ăn đơn giản và vâng lời Guru. Nhiệm vụ chính của Shishyas là học tập và anh ta phải học tập từ tốn cũng như phải rất cẩn thận với những lời dạy bảo của Guru.
Theo Manu Smrithi, một học sinh không nên bắt chước dáng đi, cách thức phát biểu và các hành động của giáo viên.Một trong những quy tắc cho các sinh viên rằng chúng không được gọi tên của giáo viên thậm chí khi các giáo viên không có mặt mà không có kính ngữ như Sri Bhatta, acharya.
Cả Manu Smriti và Yajnavalkya Smriti đặt ra các quy định sau đây cho Brahmacharins. Học sinh nên nói sự thật, tắm hàng ngày, không nên nhìn vào mặt trời, nên tránh mật ong, nước hoa, xoa dầu trên cơ thể, nhỏ thuốc nhỏ mắt, đi bằng xe bò (hoặc ngựa), mang giày và cầm một chiếc ô, yêu công việc, tránh tức giận, tham lam, hoặc say mê các cuộc thảo luận vô ích, chơi một loại dụng cụ âm nhạc, nhảy múa,không được nhìn chằm chằm vào người phụ nữhay động vào người phụ nữtrẻ, không cờ bạc và gây thương tích cho động vật, cấm nói chuyện tục tĩu hoặc khắc nghiệt và không uống rượu vang.
Có hai hiểu lầm về Gurukul. Thứ nhất là chỉ có tầng lớp Bà la môn mới được tham gia vào hệ thống giáo dục. Nhưng thực chất thì tất cả mọi đẳng cấp đều được tiếp nhận giáo dục trong thời cổ đại của Ấn Độ. Và một hiểu lầm thứ hai về giáo dục thời cổ của Ấn Độ là phụ nữ không được phép đi học. Veda là Thánh điển duy nhất coi phụ nữ như một nữ tiên tri. Phụ nữ trong thời kỳ này không những được đi học mà còn là những người đạt được sự giáo dục cao. Kinh Veda gọi Gurukula là nơi mà phụ nữ học tập. Và phụ nữ chỉ kết hôn sau khi đã lĩnh hội được giáo dục.
Bên cạnh đó, Gurukul còn được đề cập đến như cái dạ con thứ 2 của một đứa trẻ. Nói cách khác Gurukul mang đến cho Shishyas một cuộc sống mới. Nếu cha mẹ anh ta ban cho anh ta cơ thể vật chất thì Guru hay thầy giáo của anh ta lại mang lại cho anh ta cuộc đời thứ 2, đó là tâm hồn.
Cuộc sống ngay tại gia đình thầy giáo đã tạo nên một mối liên hệ không thể tách rời giữa Guru và Shishyas. Không giống như hệ thống giáo dục hiện đại, những học sinh chỉ cần lên lớp rồi về nhà, chỉ tiếp xúc với thầy giáo – những người được coi là chuẩn mực của xã hội chỉ vài tiếng một ngày, thì ở Gurukul hoàn toàn ngược lại. Thầy và trò ở cùng nhau và cùnglàm mọi việc từ việc học, cầu nguyện, ăn uống, lao động và chơi đùa với nhau. Vì thế, sự ảnh hưởng của người thầy đối với học sinh là rất lớn. Nếu như hệ thống giáo dục hiện đại khiến cho mỗi đứa trẻ có tâm lý “sợ giáo viên”, thì Gurukul lại giúp tăng cường tình cảm giữa thầy và trò. Mỗi người học sinh cảm thấy việc mình cần và đang làm không đơn độc vì tất cả mọi người cùng làm kể cả thầy giáo của nó. Điều này mang lại cho nó cảm giác gần gũi và nó sẽ thấy mình nên làm chứ không phải là cảm giác bị bắt buộc làm như các hệ thống giáo dục khác.
Hoàng Lan Anh
Nguyễn Thanh Tùng
Bộ môn Ấn Độ học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn