[Báo cáo NCKHSV] Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đến kiến trúc truyền thống Hàn Quốc

Thứ ba - 05/05/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đến kiến trúc truyền thống Hàn Quốc
[Báo cáo NCKHSV] Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đến kiến trúc truyền thống Hàn Quốc

I.    Phần mở đầu:
1.    Lí do lựa chọn đề tài: 
2.    Mục tiêu nghiên cứu: làm rõ sự ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đến kiến trúc truyền thống Hàn Quốc
3.    Phạm vi nghiên cứu: kiến trúc truyền thống Hàn Quốc
4.    Thời gian nghiên cứu: 
5.    Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu khu vực học, phương pháp lịch sử, logic
II.    Phần nội dung:
1.    Khái quát về thuyết âm dương ngũ hành và quá trình thuyết âm dương ngũ hành du nhập vào Hàn Quốc:
a.    Khái quát về thuyết âm dương ngũ hành:
-    Chưa rõ thời gian, nguồn gốc ra đời nhưng có thể biết được rằng  nó đượcviết thành văn lần đầu tiên trong sách “Quốc ngữ”
-    Nội dung chủ yếu: bao gồm thuyết âm dương và thuyết ngũ hành
-    Mục đích: giải thích rõ sự hình thành của vũ trụ
-    Thuyết âm dương: trong vũ trụ có 2 yếu tố cơ bản là âm và dương.  Âm và dương bao gồm những tính chất,đặc điểm trái ngược nhau. Thuyết âm dương có 2 quy luật cơ bản là quy luật về thành tố và quy luật về quan hệ
-    Thuyết ngũ hành: cho rằng có 5 nguyên tố cơ bản tạo nên sự vật là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và giữa các yếu tố này có mối quan hệ tương sinh, tương khắc lẫn nhau. Quan hệ tương sinh là tương hỗ, hỗ trợ nhau; còn quan hệ tương khắc là ức chế lẫn nhau. 
b.    Quá trình thuyết âm dương ngũ hành du nhập vào Hàn Quốc: 
-    Chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác thời gian thuyết âm dương ngũ hành du nhập vào Hàn Quốc nên ta phải đoán định theo bối cảnh lịch sử và chia ra 2 giai đoạn:
+Giai đoạn từ Choseon cổ đến nửa cuối thế kỉ thứ VII
+Giai đoạn từ cuối thế kỉ VII đến năm 1953
2.    Phân tích các biểu hiện cụ thể của việc vận dụng thuyết âm dương ngũ hành trong kiến trúc truyền thống của Hàn Quốc
a.    Trong kiến trúc nhà ở Hanok:
-    Nhà Hanok được xây dựng theo thế “배산임수” tức là lưng tựa vào núi, bên cạnh có nước chảy qua
-    Trong kiến trúc nhà Hanok có sự hiện diện đầy đủ của 5 yếu tố: Kim ( của chảo, dụng cụ kim loại,..), Mộc ( Hanok được xây bằng gỗ), Thủy (giếng nước), Hỏa (lửa từ bếp,..), Thổ (tường xây bằng đất)
-    Trong khu nhà có phân ra không gian cho phái nữ (là “anche” còn gọi là nhà trong) và nam  (là sarangche, đây là nơi nười đàn ông trong gia đình tiếp khách)
-    Hanok có cấu trúc mái đồ sộ tượng trưng cho dương, còn phần tường nhà tượng trưng cho âm.  
b.    Trong kiến trúc cung đình:
•    Màu sắc: thuyết âm dương ngũ hành thể hiện rõ trong nghệ thuật Dancheong tức là nghệ thuật tô vẽ trang trí hoa văn trên các công trình kiến trúc gỗ. Có 5 màu cơ bản được sử dụng tương ứng với ngũ hành là : đỏ, xanh, đen, vàng, trắng 
•    Họa tiết trang trí:thường sử dụng ác con vật thần thoại như phượng hoàng, rồng, hổ,.. . Mỗ con vật khi được dùng vào trong trang trí thường theo một cặp đực – cái thể hiện sự hòa hợp âm dương. 
•    “long mạch” : thủ đô nằm ở trung tâm, với bốn ngọn núi bao bọc xung quang, bên cạnh có dòng sông chảy qua. Ở mỗi phương cho xây dựng một đại môn, trên trần mỗi đại môn có trang trí hình con vật đại diện tương ứng. Bốn đại môn chính là tứ phương. 
III.    Kết luận:
Như vậy sự ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành trong kiến trúc truyền thống Hàn Quốc khá rõ ràng và có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng thủ đô của đất nước

SV. Đinh Phương Thảo

K57 - Bộ môn Hàn Quốc học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây