[Báo cáo NCKHSV] Từ hình tượng rắn trong văn hóa đến hình tượng rắn thần trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan

Thứ hai - 04/05/2015 00:00
[Báo cáo NCKHSV] Từ hình tượng rắn trong văn hóa đến hình tượng rắn thần trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan
[Báo cáo NCKHSV] Từ hình tượng rắn trong văn hóa đến hình tượng rắn thần trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan

1.    Hình ảnh con rắn trong văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Thái Lan
     Sự phổ biến của hình tượng con rắn trong văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Thái Lan đặt ra các vấn đề cần nghiên cứu sau: Tại sao hình tượng rắn lại được chấp nhận trong văn hóa dân gian Thái Lan mà không phải hình ảnh con rồng như trong văn hóa Trung Hoa hay Việt Nam?; Tại sao hình tượng rắn lại chỉ phổ biến nhiều ở các vùng Bắc và Đông Bắc Thái Lan hơn Nam hay Đông Thái Lan?”; “Rắn mang những ý nghĩa gì trong niềm tin của người dân Thái Lan?”
Những yếu tố sau góp phần trả lời các câu hỏi trên. Thứ nhất là vị trí địa lý: Thái Lan thuộc khu vực Đông Nam Á, nơi nông nghiệp lúa nước phát triển, nơi sinh tồn của nhiều loại rắn giúp người dân có điều kiện quan sát con rắn mỗi vụ mùa); thứ hai Thái Lan nằm trên con đường truyền bá Phật giáo Nam Tông (nằm trong vùng những xứ nói tiếng Pali trong khi các nước khác có Việt Nam, Trung Hoa thuộc xứ nói tiếng Phạn nên chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, dễ dàng tiếp nhận con rồng hơn), thứ ba vị trí của vùng Bắc và Đông Bắc Thái Lan có lợi thế về nguồn nước ngọt (phát triển trồng trọt lúa nước) hơn các vùng khác nên hình ảnh con rắn phổ biến hơn.
Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Thái Lan từ thời kì tiền Thái (từ thế kỉ VI đến thế kỉ XIII) góp phần du nhập hình tượng rắn thần vào văn hóa Thái Lan. Ở thời kỳ tiền Thái này, trên đất Thái hiện nay có các nhà nước cổ và tôn giáo như Hariphunxay (VI – XIII, ở Trung Thái Lan: với Phật giáo Therawada Ấn Độ nguyên thủy);Tharawadi (VII – XI, ở Bắc Thái Lan với Phật giáo Therawada Ấn Độ nguyên thủy) và Srivijaya (VII – XIII, ở Nam Thái Lan với Phật giáo Đại thừa).
Con rắn gắn với tín ngưỡng bản địa (vạn vật hữu linh; Tô tem giáo) sau chuyển thành một trong số những biểu tượng đặc trưng cho tôn giáo Thái Lan là Phật giáo Nam Tông. 
Ý nghĩa hình ảnh rắn thần Naga: là thần của âm vật, thần đất mẹ ban nguồn nước và sự sống, là thần bảo vệ cho những ai cầu khẩn người, là người trừng trị tội ác trên thế gian.
2.    Nguồn gốc rắn thần Naga
Rắn thần Naga trong truyền thống văn hóa Hinđu bắt nguồn từ sử thi Mahabharata. Còn rắn thần Naga trong Phật thoại gắn với câu chuyện Phật đản sinh, chuyện rắn thần Naga Mucalinda che chở cho Đức Phật, chuyện rắn thần Naga bảo hộ cho các di vật Phật giáo, chuyện Naga chứng đắc và sự thành đạo của Đức Phật. Còn một Phật thoại khác liên quan đến Naga Sagara (âm Hán: Sa-kiệt-la) nghĩa là “Vua Naga của biển mặn”.
3.    Hình tượng rắn thần Naga trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan
Hình tượng rắn thần Naga trong các tranh, tượng mô tả Đức Phật thiền định mang ý nghĩa là sự bảo hộ, che chắn. Rắn Naga có năm đầu hoặc bảy đầu, thân mập mạp và thân dưới quấn thành ba vòng hình đế thang ngược làm bệ ngồi cho Đức Phật thiền định. Từ phần phía sau, đầu rắn chia thành nhiều nhánh xòe vươn lên và hướng về phía trước thành hình lá đề che phần vai lên trên của tượng Phật. Đầu rắn nhìn dữ tợn, mắt tròn lớn lồi, lông mi dựng ngược, mũi tẹt, miệng rộng mím chặt, cổ bành rộng như đang phùng mang.
Rắn thần Naga trượt trên diềm mái chùa và quấn quanh các khung cửa tò vò – xua đuổi tà ma, mong cầu nguồn nước: Rắn thần Naga một đầu với thân dài trượt theo đường viền mái chùa hoặc các khung cửa tò vò, đôi mắt tròn to dữ tợn, có vẩy sừng trên lưng, có râu và bờm tựa như một con rắn rồng hướng thẳng đầu lên trời để xua đuổi tà ma và mong cầu nguồn nước mưa.
Rắn thần Naga trượt trên mặt tiền cột/ trụ của chùa và lượn sóng trên các lan can và thành cầu mang y nghĩa là sự kết nối Trời và Đất. Ở đây Naga dưới dạng nhiều đầu và một cái thân theo độ dài của cây cầu. Số lượng đầu rắn ở cầu thường là số lẻ và có ý nghĩa khác nhau: 3 đầu tượng trưng cho thiên – địa – nhân; năm đầu là kim – mộc – thủy – hỏa – thổ; sáu đầu biểu trưng cho nữa giớ – Trái Đất – thể xác – sự chết chóc; bảy đầu là sự đắc đạo trong tu hành; chín đầu là con đường dẫn lên thiên đàng.
Rắn thần Naga kết hợp với các hình tượng khác như: Naga – Garuda (tạo nên sự khác biệt với hình tượng rắn thần Naga trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Khmer); Naga – Makara (hình tượng Naga kết hợp Makara ngậm giữ viên ngọc có nét tương đồng và khác biệt với con rồng Trung Hoa); Naga – Dragon (Naga – Makara trong văn hóa Trung Hoa chính là Dragon (rồng) – Makara vì có cùng nguồn gốc từ hình ảnh con cá sấu đơn thuần của Makara. Sau đó là sự kết hợp giữa Naga và Dragon)…
Hình tượng rắn thần Naga ở Thái Lan và Ấn Độ có sự khác biệt nhau: số lượng đầu rắn ở Thái Lan biểu thị cho nam – nữ (số lẻ là nam: thăng tiến; số chẵn là nữ: viên mãn, tròn đầy). Hình tượng rắn thần Naga ở Thái Lan mang yếu tố nước (đặc trưng của vùng văn hóa Đông Nam Á được thể hiện qua một số lễ hội rắn: thả rắn trong ống bơ xuống nước ở Thái Lan trong khi ở Ấn Độ thì thả xuống đất).
Kết luận  
Từ hình tượng rắn thần trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan có thể tìm thấy những điểm tương đồng và khác biệt với hình ảnh con rồng trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Việt Nam đời Lý. Đáng lưu ý là nguồn gốc con rồng thời Lý ở Việt Nam cũng bắt nguồn từ Tô tem giáo (thờ rắn ở các địa phương, làng để mong cầu nguồn nước và vụ mùa thuận lợi). Hình tượng rồng ở Việt Nam cũng như rắn ở Thái Lan cũng được gắn liền với Đức Phật, lá đề, hoa sen…, thể hiện đặc trưng nghệ thuật kiến trúc Phật giáo thời Lý‎. 

SV. Phạm Thị Chinh

K57 - Bộ môn Đông Nam Á học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây