Tiếng Hán vốn là một thứ tiếng quan trọng và được sử dụng rộng rãi trên thế giới, lượng từ trong tiếng Hán cũng rất phong phú và đa dạng, hơn nữa chúng là loại từ phức tạp nhất trong hệ thống từ loại tiếng Hán cho nên còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Trong đó đặc biệt là việc người nước ngoài thường xuyên sử dụng sai lượng từ, từ các nghiên cứu khoa học trước đây của các chuyên gia Trung Quốc tôi quyết định thức hiện công trình nghiên cứu này. Trong bài nghiên cứu tôi đã lấy 90 lượng từ xuất hiện trong giáo trình Hán ngữ quyển 1,2,3,4,5,6① và giáo trình 登攀1, 登攀 2②. Để thấy được các lỗi sai trong sử dụng lượng từ của sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học, khoa Đông phương học, trường Đai học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Tôi thực hiện nghiên cứu trong phạm vi sáu quyển của giáo trình Hán ngữ cơ bản quyển 1,2,3,4,5,6① và giáo trình 登攀1, 登攀 2② . Tôi đã tiến hành khảo sát trong khoảng thời gian từ ngày 14/11/2014 đến ngày 18/11/2014. Thực hiện nghiên cứu này ngoài việc khảo sát việc nắm vững và vận dụng lượng từ của sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học ra còn chỉ ra những lỗi sai thường gặp trong sử dụng, nguyên nhân sử dụng sai, đồng thời đề xuất một số biện pháp từ phía giảng viên, học sinh và học liệu nhằm khắc phục việc dùng sai lượng từ trong học tập của sinh viên. Trong bài nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp điều tra thực tế, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin thu được từ bài khảo sát để nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu của các học giả Trung Quốc, tôi biết được đã có nhiều học giả nói đến vấn đề này như: nghiên cứu về lượng từ có: Hà Kiệt Trứ (2000) tác phẩm “nghiên cứu lượng từ tiếng Hán hiện đại”,nhà xuất bản Dân Tộc. Mã Phương (2003) bài nghiên cứu “ nghiên cứu lượng từ trong Tam Quốc Chí” (luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Sơn Đông)...Nghiên cứu lỗi sai trong sử dụng lượng từ có: Quách Hiểu Bái (2006) tác phẩm “phân tích lỗi sai trong dạy lượng từ tiếng Hán cho người nước ngoài”(luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Sư Phạm Thiên Tân), Tác giả Lí Hà Thu (黎河秋), (2012) tác phẩm “phân tích lỗi sai trong sử dụng lượng từ tiếng Hán của sinh viên Việt Nam” (越南学生汉语量词偏误分析) (luận văn Thạc sỹ trường Đại học dân tộc Trung Ương)...Nghiên cứu lượng từ trong giảng dạy tiếng Hán cho người nước ngoài có: Đường Thục Hoằng (唐淑宏), (2007) tác phẩm “nghiên cứu cách dạy lượng từ tiếng Hán cho người nước ngoài” (对外汉语量词教学研究)...
Phần nội dung
Chương I: Lượng từ tiếng Hán
1.1 Nguồn gốc lượng từ
Lượng từ khi xuất hiện đã có nhiều tên gọi khác nhau như: Năm 1898 trong tác phẩm “Mã thị văn thông” (马氏文通) của Mã Kiến Chung (马建忠) Ông đưa ra danh xưng của lượng từ là biệt danh của số đếm. Năm 1943 trong “ngữ pháp Trung Quốc hiện đại” (中国现代语法) của Vương Lực ( 王力) Ông chỉ ra “lượng từ đơn vị”. Trong “từ vựng từ đơn âm tiếng Bắc Kinh” (北京话单音词词汇) , Lục Chí Vĩ (陆志韦) gọi lượng từ là “trợ danh từ”. Năm 1957 trong “ thường thức ngữ pháp tiếng Hán (汉语语法常识) của Trương Chí Công (张志公) và “nói về ngữ pháp tiếng Hán hiện đại” (现代汉语语法讲话) của Đinh Thanh Thụ (丁声树), hai ông gọi lượng từ là “số lượng từ”. Những năm 1954 đến 1956 lượng từ chính thức được gọi là lượng từ trong nghiên cứu “Mô phỏng hệ thống dạy ngữ pháp tiếng Hán” (暂拟汉语教学语法系统) của Đinh Thanh Thụ.
1.2 Định nghĩa lượng từ
Đã có rất nhiều các bài viết đưa ra các định nghĩa khác nhau về lượng từ tiếng Hán, trong đó tiêu biểu nhất là năm 1987 trong “ứng dụng của lượng từ tiếng Hán” (汉语量词的应用) của Quách Tiên Trân ( 郭先珍), ông chỉ ra: “ thường dùng với số từ, biểu thị tổ hợp đại từ, đặt ở phía trước danh từ, động từ, hình dung từ, hoặc đứng sau động từ, hình dung từ, biểu thị đơn vị từ của người, sự vật,hành vi, tính chất và trạng thái gọi là lượng từ”.
1.3 Phân loại lượng từ
Đã có nhiều học giả đưa ra cách phân loại của mình như Mã Kiến Trung phân lượng từ thành 3 loại, Vương Lực phân thành 6 loại, Quách Thiệu Ngu phân thành 2 loại…Trong bài nghiên cứu tôi cũng đưa ra cách phân loại lượng từ của mình gồm: Danh lượng từ: danh lượng từ chuyên dụng, danh lượng từ tạm thời, danh lượng từ đo lường, danh lượng từ thông dụng. Động lượng từ: động lượng từ chuyên dụng, động lượng từ công cụ. Ngoài ra còn có lượng từ phức hợp và lượng từ lặp lại.
1.4 Một số lượng từ thường dùng
Trong học tập cũng như cuộc sống chúng ta thường dùng các lượng từ thông dụng như: 个,把,只,张,节,道,次,篇,件,颗,条,部...
Chương II: Khảo sát về lỗi sai trong sử dụng lượng từ của sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học.
2.1 Khảo sát, tổng hợp, phân tích lỗi sai trong sử dụng lượng từ
Để tìm hiểu về cách sử dụng cũng như các lỗi sai trong sử dụng lượng từ tiếng Hán của sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học, tôi đã tiến hành lập bảng khảo sát, đi khảo sát thực tế và đã thu được bảng số liệu về tỉ lệ sử dụng sai lượng từ của 77 sinh viên các khóa K56, K57, K58 chuyên ngành Trung Quốc học, khoa Đông phương học. Qua việc khảo sát đã cho kết quả như sau: Các lượng từ chọn đúng từ 80 đến 100%: 家(1), 斤, 辆, 张(1), 瓶(1), 位(1), 位(2), 件(2), 本(1), 口(2), 把, 次. 些(2), 套(1), 封(1), 束(1), 束(2), 度(1). Các lượng từ chọn sai từ 80%- 100%: 笔(2). Các lượng từ chọn sai từ 50%- 80%: 节(1), 门(2), 团(1), 分(1), 道(1), 起(2), 副(2), 样(1), 样(2), 番(2), 颗(1), 沓(2), 批(1), 股(1),堆(1), 桩(1), 架(1), 所(1), 帮(1), 包(2), 行(1), 列(1), 部(2).
Các lượng từ còn lại có tỉ lệ sai dưới 50% thường là: 盒,种,双,杯,座,遍,点,片,碗,条,篇,道,身,盘,趟,声,倍,棵,只,句,对,排,份,串,块,阵,匹,名,顿,根,场,群,项……
Tỉ lệ sai cao thường tập trung ở năm thứ hai (k58) với các lượng từ như:笔(87,5%),列(84,4%),部(78,1%),桩(71,9%),起(84,4%),节(81,3%)....
Các lỗi sai thường gặp trong sử dụng lượng từ như: dùng lượng từ tiếng Hán giống với tiếng Việt, nhầm lẫn giữa lượng từ trong văn nói và văn viết, chưa biết nghĩa của lượng từ, không xác định được đâu là danh từ cần lượng từ…
Nguyên nhân của những lỗi sai này là do giáo trình chưa giải thích rõ ràng, chưa có nhiều dạng bài tập về lượng từ, có lượng từ giảng viên chưa dạy hoặc không dạy…
2.2 Những giải pháp nhằm khắc phục những lỗi sai trong sử dụng lượng từ của sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học
Giảng viên cần chú ý hơn đến việc dạy và học của sinh viên, thay đổi phương pháp giảng dạy, kiểm tra các kiến thức về lượng từ mà sinh viên lắm được, thường xuyên cho sinh viên làm bài tập về lượng từ…Bên cạnh đó sinh viên cũng cần tích cực hơn trong việc học tập, tổ chức học tập hợp lí, có các buổi học nhóm và kiểm tra kiến thức cho nhau. Đối với giáo trình học cần có thêm nhiều mục ngữ pháp và bài tập để sinh viên luyện tập sau mỗi buổi học, học liệu phải dịch chuẩn và bổ sung thêm nhiều dạng bài tập hơn như điền lượng từ vào chỗ trống, đặt câu với lượng từ cho trước…
Kết luận
Nghiên cứu đã chỉ ra được những lỗi sai trong việc sử dụng lượng từ của sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học, khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Qua bài nghiên cứu tôi hi vọng có thể cung cấp thêm tài liệu về lượng từ cho các bạn sinh viên, cũng hi vọng các bạn sẽ học tập tốt hơn nữa và chú ý hơn trong sử dụng các lượng từ tiếng Hán.
SV. Dương Thị Giảng
K57 - Bộ môn Trung Quốc học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn