1. Tâm linh và tâm linh người Ấn Độ
Theo truyền thống, tâm linh đã được định nghĩa là một quá trình chuyển hóa bản thân theo lý tưởng tôn giáo. Kể từ khi tâm linh thế kỷ 19 thường được tách ra khỏi tôn giáo, và đã trở thành định hướng thêm về kinh nghiệm chủ quan và sự phát triển tâm lý. Nó được coi như là bất kỳ loại hoạt động có ý nghĩa hoặc kinh nghiệm hạnh phúc.
Tâm linh Ấn Độ cho thấy sự tôn trọng đối với tất cả động vật, cây cối, đất đá và thậm chí cả nước sinh sống và sống một cuộc sống tích cực và lành mạnh. Người ta tin rằng Đấng Tạo Hóa tối cao đã đưa mỗi người chúng ta tới thế giới này cho một mục đích và mục đích đó là từ bi, chăm sóc và yêu thương để một người khác. Các nhân vật tâm linh vĩ đại Ấn Độ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá thông điệp của tình yêu, sự chăm sóc và sự cần thiết cho cuộc sống tích cực trên toàn thế giới.
Niềm tin vào Thần thánh là một phần không thể tách rời của triết
2. Biểu tượng núi của người Ấn Độ
• Tín ngưỡng vạn vật hữu linh
• Hình ảnh núi trong văn học nghệ thuật:
+ Trong sử thi Ramayana
Đây chính là không gian rộng lớn để nhân vật trong sử thi thể hiện sức mạnh uy nghiêm, thể hiện tinh thần, lí tưởng cao cả của mình
• Sự hùng tráng của núi rừng là cái chuẩn để so sánh với tinh thần vẻ đẹp của con người trong tác phẩm như khi hình ảnh của nàng Xita được hiện lên trong nỗi nhớ da diết của Rama: “Hãy chú ý mà xem, cánh hoa sen nom giống mắt Xita của anh, và cơn gió hây hây từ rặng cây thổi tới mang theo hương sen khi đụng tới chỉ nhị có khác gì hơi thở nhẹ nhàng của nàng Xita”
Biểu tượng của núi vũ trụ Meru - Tu Di
• “Trong Bàlamôn giáo, Meru là một dãy núi thần thoại có nhiều đỉnh. Thần Vishnu tối cao ngự trên đỉnh núi cao nhất. Các vị thần khác, tùy theo mức độ đẳng cấp, ngự ở những đỉnh núi cao thấp khác nhau trong dãy Meru. Mặt khác, theo người Ấn Độ cổ, ngọn núi vũ trụ này còn được đặt trên lưng một con rùa vũ trụ gọi là Kurma.
• Hai nửa của quả trứng vũ trụ chính là Thiên giới và Mặt Đất, hai cực chính của Vũ Trụ, nhờ sự kết hợp của chúng mà các hiện tượng tự nhiên khác mới có đất để mà tồn tại. Hai nửa này, Thiên giới và Mặt Đất, bị chia cắt bởi trục của Trái Đất. Sự tồn tại của Quả trứng vũ trụ tồn tại vào trục của nó, đó chính là Núi. Không có nó, người Ấn Độ tin tưởng rằng, sẽ không có sự khác biệt giữa hai nửa Thiên giới và Mặt Đất. Chúng phụ thuộc lẫn nhau và cần thiết để cùng tồn tại. Quả trứng vũ trụ sẽ không thể tồn tại nếu không có núi Mêru và núi Mêru cũng không thể tồn tại nếu không có Quả trứng vũ trụ bao xung quanh nó.
3. Vai trò địa lý và quốc phòng của dãy Himalaya
• Himalaya có độ cao lớn nên khu vực núi có đầy đủ các loại khí hậu từ nhiệt đới ở chân núi cho đến kiểu khí hậu hàn đới đóng băng quanh năm
• có khoảng 15000 sông băng, đây là nơi có trữ lượng băng lớn thứ ba thế giới sau Bắc Cực và Nam Cực (nơi bắt nguồn của các hệ thống sông và các con sông lớn).
• Himalaya là một rào cản giao lưu văn hóa, tạo thành ranh giới tự nhiên của tiểu lục địa Ấn Độ, ít sảy ra chiến tranh xâm lược
• Tạo nên nét văn hóa đặc trưng, độc lập không có sự giao lưu và tiếp biến hay chịu ảnh hưởng của văn hóa với các nước bên cạnh
4. Vai trò trong đời sống tâm linh của dãy Himalaya
Nơi khởi nguồn của các dòng sông thiêng: sông Hằng
“Sông Hằng được ví như một nữ thần từ ái, luôn giang rộng đôi tay để bảo bọc, dưỡng nuôi và bồi đắp cho nền văn minh xứ Ấn suốt bao thiên niên kỷ qua. Lịch sử tôn giáo và văn hoá của Ấn Độ sẽ giảm đi tính huyền bí và thiêng liêng bao đời nay nếu đất nước này thiếu đi biểu tượng tôn nghiêm và kỳ vĩ này. Vô số các vị ẩn sĩ, các bậc thánh nhân, các nhà hiền triết đã dành trọn đời mình để chiêm nghiệm, tu trì và truyền bá những tinh hoa tư tưởng tại xứ thiêng liêng ấy. Dấu ấn về hành trạng và sự nghiệp của họ vẫn còn lưu lại đâu đó trên những hang động heo hút thâm nghiêm, những triền đá cheo leo, cô tịch của miền núi tuyết hay những dòng nước cuồn cuộn hay êm ả, những bãi cát mênh mông, những ngôi đền cổ kính sớm chiều vọng tiếng chuông ngân hoà trong âm thanh cầu nguyện theo ngữ điệu từ ngàn xưa, và rực sáng dưới những ánh lửa kỳ ảo bên bờ sông Hằng lịch sử.”
Nơi hành hương của các tôn giáo
• Lumbini, Nepal - nơi Đức Phật ra đời
• Bodh Gaya, Ấn Độ - nơi Đức Phật thành đạo
• Sarnath, Ấn Độ - nơi đầu tiên Đức Phật giảng pháp
• Kushinagar, Ấn Độ - nơi Đức Phật nhập Niết bàn
SV. Ngô Thị Chinh
K57 Bộ môn Ấn Độ học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn