Quyền bình đẳng của tầng lớp Dalit: từ hiến pháp đến thực tế

Thứ hai - 25/05/2015 00:00
Quyền bình đẳng của tầng lớp Dalit: từ hiến pháp đến thực tế
Quyền bình đẳng của tầng lớp Dalit: từ hiến pháp đến thực tế

1.    Dalit là gì
Trong hệ thống đẳng cấp Vanar của Hindu giáo thì những người được gọi là Dalit là những người thuộc đẳng cấp thứ lăm hay còn gọi là những người ngoài đẳng cấp (outcaste) hay những người thuộc trật thứ thứ 5. Họ không thuộc một tầng lớp nào trong hệ thống đẳng cấp, đồng nghĩa với việc họ không được sinh ra từ thần Brahma và không được thần che chở, bảo vệ.
Tầng lớp tiện dân bao gồm những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình tiện dân, những người ngoài đẳng cấp và những người đẳng cấp không rõ ràng. Nếu như đẳng cấp thứ 4 của hệ thống đẳng cấp Vanar là Sudra được sinh ra từ chân của thần Brahma nên họ bị khinh bỉ coi rẻ và chịu nhiều sự đau khổ thì những người thuộc tầng lớp Dalit còn chịu nhiều thiệt thòi hơn rất nhiều. Họ chịu thiệt thòi trong hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục…
2.    Quyền bình đẳng của tầng lớp Dalit trong hiến pháp và trên thực tế
2.1.    Bình đẳng về việc làm
Trong khoản 1 điều 16, chương 3 hiến pháp đã quy định mọi công dân có quyền bình đẳng trong các vấn đề liên quan đến việc làm và việc bổ nhiệm vào các chức vụ trong nhà nước. nhưng trên thực tế các người thuộc tầng lớp dalit không được phép lưạ chọn công việc mà mình muốn, hầu như không được làm trong các cơ quan nhà nước, thậm chí họ phải làm những công việc vô cùng bẩn thỉu và nguy hiểm.
Trên tờ báo Economic of Time có thống kê rằng trong 149 thư kí không có ai là người Dalit, trong 590 giám đốc chỉ có 17 người là Dalit (tức là 2,9%). Và họ cũng đã thống kê được rằng đến năm 2008 vẫn còn 64,195 công nhân dọn vệ sinh và các chất thải của người bằng tay…
2.2.    Bình đẳng trong việc tiếp cận các vấn đề xã hội
Trong khoản 1a và 1b của điều 15 hiến pháp đã quy định tất cả các công dân đều có quyền bình đẳng trong các vấn đề liên quan đên việc tiếp cận các dịch vụ công cộng các nhà hàng, khách sạn các nơi giải trí công cộng… họ cũng có quyền được sử dụng các giếng nước, các hồ nước, các ao, sông hoặc bất cứ công trình nào mà nhà nước xây dựng.
Nhưng trên thực tế thì khác, theo một nghiên cứu năm 2006 đã chỉ ra  rằng có đến 25,7% số làng được điều tra thì ngăn không cho các người Dalit vào các cửa hàng lương thực; 48,8% các làng không cho những người Dalit tiếp cận các nguồn nước họ đang sử dụng; 33% số làng có người Dalit bị từ chối việc khám chữa bệnh tại nhà; 64% những người Dalit bị hạn chế thậm chí là bị cấm vào các nhà thờ; 50% số làng ngăn cản các người dalit vào các căn cứ hỏa táng…
2.3.    Bình đẳng trong giáo dục
Khoản 2, điều 29 của hiến pháp đã nhấn mạnh “không một công dân nào bị từ chối quyền nhập học vào bất kì các cơ sở giáo dục nào được duy trì bởi nhà nước hoặc nhận các viện trợ ngoài quỹ nhà nước dù dựa trên tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp, ngôn ngữ”. ngoài ra nhà nước vẫn có những điều khoản nói về việc hỗ trợ và phát triển về giáo dục cho những người Dalit như điều 21A, khoản 2 điều 29, khoản 2 điều 30.
Hiến pháp ban hành là vậy nhưng trên thực tế việc thực thi pháp luật lại không được đúng. Nên nhiều người Dalit vẫn không được đến trường, tỉ lệ biết chữ cũng rất thấp. tới ½ số dân người Dalit không biết chữ. Đến năm 2009 con số này đã tăng lên 62%. Đến năm 2010 thì có giảm xuống còn 45% người Dalit không biết đọc, biết viết. Riêng về phụ nữ người Dait cũng chỉ có 37% phụ nữ biết chữ… Còn những người được đi học thì cũng chịu rất nhiều thiệt thòi. Những người Dalit đã được đi học, được giáo dục nhưng lại bị xa lánh. Có tới 37,8% các làng của người Dalit, người Dalit phải ngồi riêng biệt trong các trường học công lập. Không chỉ có vậy mà cơ hội được học tập và nhận những học bổng hay phần thưởng trong quá trình học tập sẽ ít hơn những người đẳng cấp khác rất nhiều. Theo thống kê thì cứ 5 đứa trẻ Dalit thì sẽ có 4 đứa bỏ học giữa chừng và những người Dalit thì  có ít hơn 1 trong 600 cơ hội đạt được một bằng tốt nghiệp sau đại học (nếu bạn là một người phụ nữ, làm cho rằng 1 trong 1200). Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng chỉ có 22,9% học sinh, sinh viên Dakit cùng ngồi với các sinh viên khác; 53% số làng được khảo sát thì trẻ em Dalit phải ngồi tách biệt với những đứa trẻ khác để ăn trưa
3.    Kết luận
Theo quan điểm của tôi, quyền lợi của người Dalit trong hai phương diện này hầu như là đối lập nhau. Trong khi trên hiến pháp tất cả những điều khoản có liên quan đến người Dalit đều rất tốt đẹp, quyền lợi dành cho họ rất nhiều. Nhưng trên thực tế thì sao? Thực tế thì khác hoàn toàn và gần như đối lập với hiến pháp. Những điều hiến pháp quy định không những không được thực thi mà còn bị vi phạm bởi những công dân khác. Nhưng có một nghịch lí là những người bị vi phạm không hề bị bắt giam hay xử lí. Nếu có thì cũng chỉ bị xử tội rất nhẹ. Và từ đó đến nay, hệ thống tiện dân vẫn còn tồn tại trong xã hội Ấn Độ.

SV. Trần Thị Thúy Linh
K57 Bộ môn Ấn Độ học

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây