GS.TS. William M. Bodiford và GS.TS. Matthias Hayek: Đưa Nhật Bản đến gần Nhân văn

Chủ nhật - 03/03/2024 23:59
Ngày 01/03 vừa qua, PGS.TS. Đào Thanh Trường cùng đại diện lãnh đạo các khoa thuộc trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN (VNU-USSH) đã có buổi trao đổi và làm việc cùng GS.TS. William M. Bodiford, Đại học California Los Angeles (UCLA), Hoa Kỳ và GS.TS. Matthias Hayek, Viện Khảo cứu Cao cấp (EPHE), Cộng hoà Pháp.
z5207203121300 36b638b954cc7d7d54fddcfecb6b5cea
Phó Hiệu trưởng Đào Thanh Trường dành những lời cảm ơn chân thành đến hai vị Giáo sư
Tại buổi tiếp, PGS.TS. Đào Thanh Trường chia sẻ: Với sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về Khoa học xã hội và nhân văn, trải qua gần 80 năm lịch sử, trường ĐH KHXH&NV đã và đang đẩy mạnh phát triển các ngành khoa cơ bản và mở rộng đến các ngành khoa học ứng dụng. Với  gần 96 chương trình đào tạo đại học và sau đại học, cơ cấu các ngành học của VNU-USSH luôn được hoàn thiện, hướng đến chất lượng của các trường ĐH quốc tế. 

Theo Times Higher Education công bố tháng 10/2023 về xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2024 (THE WUR by Subjects 2024): Lĩnh vực Khoa học xã hội (Social Sciences) của ĐHQGHN tăng thứ hạng lên top 501 - 600 thế giới. Và cũng trong tháng 11/2023, trường ĐH KHXH&NV cũng đã hoàn thành chương trình kiểm định AUN-QA lần thứ 358 cho 03 CTĐT, nâng tổng số CTĐT được đã được kiểm định AUN-QA lên con số 12.

PGS.TS. Đào Thanh Trường gửi lời cảm ơn thân tình nhất đến hai vị giáo sư đã dành thời gian và tình cảm đến các bạn sinh viên và trường Nhân văn. Những lớp học của các giáo sư không chỉ đưa Nhật Bản gần hơn đến các bạn sinh viên Nhân văn, mà còn là cầu nối đưa mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt - Nhật ngày một khăng khít.
z5207203218405 ccd6e5944d04d984e1d3c51d68d5a008
GS.TS. William M. Bodiford chia sẻ những kỉ niệm đẹp trong khoảng thời gian ngắn được giảng dạy tại trường ĐH KHXH&NV
GS.TS. William M. Bodiford chia sẻ: sự hăng hái, niềm nở cùng sự hiểu biết sâu rộng của các bạn sinh viên tạo nên những buổi học chất lượng và sôi động. Hai giáo sư mong muốn trong tương lai sẽ có cơ hội được làm việc và chung tay nghiên cứu cùng các giảng viên và nhà khoa học tại trường ĐH KHXH&NV, không chỉ trong các lĩnh vực Phật Giáo và Nhật Bản học. 
z5207203319147 07be9e898090ed57abcc428002219017
Tại buổi tiếp, PGS.TS Trần Thị Kim Oanh - Trưởng bộ môn Tôn Giáo học đã có những trao đổi thêm chuyên sâu về Phật giáo và một số hướng nghiên cứu chung trong tương lai.
GS.TS. Matthias Hayek (Viện Khảo cứu Cao cấp (EPHE), Cộng hoà Pháp) là chuyên gia nghiên cứu về lịch sử tín ngưỡng của người Nhật và xã hội học; lịch sử xã hội tri thức Nhật Bản cận hiện đại (thế kỷ XVII-XIX). Tốt nghiệp cử nhân về Triết học tại Đại học Toulouse Le Mirail, Đại học Paris IV-Sorbonne danh giá, và là Tiến sĩ tại Viện Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông Quốc gia, Pháp (INALCO), ông đã xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu khoa học, đóng góp trực tiếp vào việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Nhật Bản. Một số tác phẩm nổi bật của ông được biết đến rộng rãi: "Xem xét lại học thức và thực học nửa đầu thời Cận thế- tập trung vào Baba Nobutake- nhà bác học của Kyoto" (Forum Nichi Bunken 2017; "Bước đầu toàn cầu hoá khái niệm yokai- Tập trung vào yokai của miền Nam nước Pháp" ("yokai": yêu quái).

Các chủ đề nghiên cứu Nhật Bản được GS.TS. Matthias Hayek giảng dạy bao gồm: 
Buổi 1: “Biết- Chọn- Kiêng: Văn hóa bói toán của Nhật Bản thời Cận thế”
Buổi 2: “Ngôn luận và Biện giải về Thiên biến (Khách tinh) và Địa dị (Động đất) vào nửa cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỷ XVIII”
Buổi 3: “Phát hiện “Mê tín” trong thời kỳ đầu Cận đại”

GS.TS. William M. Bodiford (Khoa Ngôn ngữ Văn hoá châu Á, Đại học California Los Angeles (UCLA), Hoa Kỳ) được đánh giá là chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu Phật giáo Nhật Bản. Ông tập trung nghiên cứu về Lịch sử, tôn giáo Nhật Bản (Lịch sử Nhật Bản: thời trung cổ, thời cận đại và thời hiện đại; Tôn giáo thời Tokugawa, đặc biệt là các khía cạnh của văn hóa Nhật Bản liên quan đến văn bản viết tay, in ấn, bí mật, giáo dục và cải đạo. Ngoài ra, ông cũng là một chuyên gia về Truyền thống Phật giáo Tendai và Vinaya, Thần đạo, văn hóa dân gian, tôn giáo phổ biến, võ thuật Nhật Bản và các phương pháp tiếp cận truyền thống đối với văn hóa thể chất và sức khỏe.
Các chủ đề  nghiên cứu Nhật Bản được GS.TS. William M. Bodiford giảng dạy bao gồm:
Buổi 1:  Tôn giáo Nhật Bản thời kỳ chuyển đổi (1): Cận đại hoá- Sự ra đời của Thiền sư Dougen
Buổi 2: Tôn giáo Nhật Bản thời kỳ chuyển đổi (2): Phong trào Phục cổ thời Cận thế- Phái Anrakuritsu và Phật giáo Trung Quốc
Buổi 3: Tôn giáo Nhật Bản thời kỳ chuyển đổi (3): Trung thế- Đền Ise và Phật giáo.

Đây là những hoạt động thuộc dự án "Thúc đẩy giao lưu học thuật giữa Việt Nam - Châu Âu - Hoa Kỳ về nghiên cứu Nhật Bản" do Quỹ Giao lưu Quốc tế Toshiba (TIFO, Nhật Bản) tài trợ cho trường ĐH KHXH&NV với hoạt động chính là các chuỗi bài giảng nghiên cứu Nhật Bản do các chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản của các trường đại học và viện nghiên cứu châu Âu, Hoa Kỳ, Canada dành cho sinh viên, học viên, giảng viên và nhà nghiên cứu của trường ĐH KHXH&NV.

Một số hình ảnh tại buổi tiếp
z5207203166963 cb4dddcee8e3fa79c5071f11df735984
 
z5207203298446 ee5a47a98b71ab99b011820b68540ebb
 
z5207203145107 2c57bf945ee88b2ffe97469299cbc224
 
z5207203113261 6f3c4320ac787dfc113d36ff36a343d2
 

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây