[Tóm tắt báo cáo] Yếu tố huyền thoại trong kịch của R.Tagore

Thứ tư - 07/09/2016 00:00
[Tóm tắt báo cáo] Yếu tố huyền thoại trong kịch của R.Tagore
[Tóm tắt báo cáo] Yếu tố huyền thoại trong kịch của R.Tagore

Chương 1: R.TAGORE- NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO THỂ LOẠI KỊCH CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ẤN ĐỘ

1.1.Vài nét về kịch Ấn Độ                        

1.1.1 Khái niệm kịch

Kịch vừa là một loại hình nghệ thuật gắn liền với sân khấu vừa là một trong ba loại hình văn học (tự sự, trữ tình, kịch) . Hay“ Kịch là sự thống nhất giữa nghệ thuật tự sự và nghệ thuật trữ tình”

 1.1.2 Đặc trưng của kịch Ấn Độ

Trên sân khấu, kịch kết hợp hai loại trình diễn: Trình diễn theo hình thức tự nhiên và trình diễn ước lệ.

            +Trình diễn kịch theo hình thức tự nhiên, giống như hiện thực (Lokadharmi) tuân theo nguyên tắc “dựa trên cư xử tự nhiên, đơn giản, không có khoảng cách và trong cốt truyện của nó có các nghề nghiệp, các loại người, diễn xuất đơn giản dựa trên kiểu tính cách nam giới, phụ nữ khác nhau”

            +Trình diễn kịch có tính ước lệ (Natyadharhmi) tức là “Nếu bất cứ cái gì không được người ta thừa nhận là thực mà được sáng tạo trong một vở kịch với một hình thức và ngôn ngữ có tính vật chất thì đó là trình diễn ước lệ”.

1.2 R. Tagore và sự  nghiệp sáng tác kịch của ông

1.2.1 Nền tảng xã hội và gia đình của  tài năng kịch của R.Tagore

  • Xã hội

            - Ở các vùng nông thôn xứ Bengal quê ông, người dân thường tổ chức những hoạt động biểu diễn ngoài trời để thư gian sau những ngày lao động vất vả. Truyền thống biểu diễn nghệ thuật ở vùng này vẫn được duy trì qua nhiều thế kỷ và được phát triển thành loại kịch hát gọi là yatra.

            - Vào thế kỉ 18,  thực dân Anh xâm chiếm Ấn Độ và du nhập những hoạt động văn hóa phương Tây vào quốc gia này. Cùng với đó nhà hát hiện đại đầu tiên cũng được thành lập năm 1753.

            -Trong những năm tám mươi của thế kỷ 19, hình thức kịch bắt đầu được tầng lớp trung lưu chú ý đến và kỹ thuật cũng như kỹ xảo sân khấu đã có những bước tiến vượt bậc.

  • Gia đình

            - Gia đình R.Tagore rất khuyến khích việc viết những vở kịch bằng tiếng Bengali.

            - Được sự ủng hộ của gia đình, nhiều vở kịch của R.Tagore lần đầu tiên được dàn dựng và ra mắt khán giả.

Chương 2: Yếu tố huyền thoại trong kịch của R.Tagore

2.1 Khái niệm huyền thoại

            -Huyền thoại (myth) là một thuật ngữ xuất hiện từ xa xưa, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là Mythos có nghĩa là lời nói, câu chuyện, là truyền thuyết, huyền thoại.

            -Huyền thoại được hiểu là“ Những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu (thời gian khởi nguyên), tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như việc tạo lạp nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hóa” (E.M.Melentinsky – Từ điển thần thoại, trang 74).

2.2 Yếu tố huyền thoại trong một số vở kịch của R.Tagore.

  1. Vở Chitra

            + Trong tác phẩm có sự hiện diện của nhân vật mang màu sắc huyền thoại, đó là 2 vị thần: Thần mùa xuân và thần ái tình.

            + Màu sắc huyền thoại còn được thể hiện qua chi tiết 2 vị thần sử dụng phép thuật giúp nàng Chitra trở nên đẹp hoàn hảo.

  • Vở Chandalika

            + Vở kịch ghi dấu ấn huyền thoại bởi sự xuất hiện của nhân vật Ananda- một nhân vật trong kinh điển của nhà Phật.

            + Bên cạnh đó, yếu tố huyền thoại còn được thể hiện qua phương tiện tạo nên huyền thoại đó là các chi tiết liên quan đến bùa chú mà người mẹ sử dụng để khống chế Ananda.

2.3 Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố huyền thoại trong các vở kịch.

            + Khai thác tâm lý thầm kín của con người.

            + Hiện thực hóa ước mơ về một thế giới công bằng, tốt đẹp hơn.

            + Dự báo trước cho tương lai.

Tác giả: Phạm Thị Hà - K58 Ấn Độ học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây