Báo cáo khoa học ngoài Lời nói đầu và phần Tổng kết được chia làm 3 chương với nội dung như sau: Chương 1 trình bày về tổng quan nghiên cứu – Bối cảnh lịch sử và sự ra đời của thuật ngữ Bunmei Kaika – văn minh khai hoá; Chương 2 đưa ra những dẫn chứng chứng về bộ mặt mới của xã hội Nhật Bản dưới tác động của Bunmei kaika thông qua việc giới thiệu về sự ra đời của Hội tri thức Meirokusha và sự thay đổi của hệ tư tưởng những năm đầu Minh Trị Duy Tân, ngoài ra còn làm rõ những thay đổi của xã hội Nhật Bản dưới tác động của Văn minh khai hoá. Chương cuối cùng có chức năng khái quát sơ lược lại vấn đề và mở rộng thông qua việc đặt vấn đề Văn minh khai hoá ở Nhật Bản hông qua mối quan hệ đối chiếu, so sánh với văn minh khai hoá ở Việt Nam.
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
1.1. Bối cảnh lịch sử
Quá trình Văn minh khai hoá bắt đầu xuất hiện từ những năm đầu của thời kì Minh Trị Duy Tân. Sau khi chính phủ Minh Trị được thành lập đã liên tiếp vấp phải nhiều khó khăn trong việc điều hành bộ máy nhà nước do chính quyền còn non trẻ và chính quyền Mạc phủ Tokugawa liên tiếp kí các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây.
Cũng trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến, đặc biệt sau cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở Hà Lan, Anh và nhiều nước châu Âu khác. Các nước phương Tây thông qua các cuộc phát kiến địa lí đã không ngừng tìm kiếm thị trường và các nguồn hương liệu mới. Vì vậy đến thế kỉ XIX, các quốc gia phương Tây đã biến nhiều quốc gia châu Á thành thuộc địa, phụ thuộc nhiều mặt : kinh tế, đời sống xã hội… Cũng trong thời điểm này, thông qua các tàu buôn của Nga, Hà Lan, … đến Nhật Bản giao thương, “Văn minh phương Tây” đã tràn vào, mang đến hàng loạt đổi thay có ý nghĩa lịch sử đối với nước Nhật.
Thời kì nước Nhật chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây được gọi là thời kì “Văn minh khai hoá” hay với tên gọi khác là Bunmei kaika.
1.2. Sự ra đời của thuật ngữ Bunmei Kaika
Thuật ngữ Bunmei kaika “Văn minh khai hoá” được sử dụng như một thuật ngữ mang tính khái quát chính thức bởi Fukuzawa Yukichi – một nhà tư tưởng lớn của công cuộc Minh Trị Duy Tân và là thành viên của hội trí thức Meirokusha – vào năm 1875 trong cuốn sách Bunmeiron no gairyaku “Phác thảo lý thuyết về sự văn minh”.
Chương 2. Bộ mặt mới của xã hội Nhật Bản dưới tác động của Bunmei kaika
2.1 Hội trí thức Meirokusha và sự thay đổi của hệ tư tưởng những năm đầu Minh Trị Duy Tân
2.1.1 Hội trí thức Meirokusha
Được coi là hội trí thức đầu tiên được thành lập theo mô hình Hoa Kỳ bởi Mori Arinori và Nishimura Shigeki, Meirokusha được thành lập vào năm 1875 với mục đích “ Nhằm xúc tiến giáo dục trong nước, nhóm hữu chí chúng tôi thương nghị về các biện pháp, hội họp các người đồng chí để trao đổi ý kiến, mở mang kiến thức”. Các thành viên của hội phần lớn đều xuất thân từ tầng lớp Samurai cấp dưới và có nền tảng Hán ngữ.Đât được coi là hội học của những nhà Tây học có tư tưởng khai sáng tiêu biểu của Nhật lúc bấy giờ.
2.1.2. Tư tưởng mới trong quá trình “Văn minh khai hoá”
Thông qua hội học Meirokusha, nhiều tri thức mới từ các nước phương Tây đã tràn vào Nhật Bản. Đầu tiên, chế độ phân chia xã hội hà khắc, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo đã dần được giải trừ. Cá nhân có nhiều “tự do” hơn và được xem xét trên yếu tố “con người”, là cá thể tự do chứ không phụ thuộc vào địa vị xã hội hay bối cảnh gia đình. Trong thời kì này, trào lưu tư tưởng “Thực học” cũng ra đời ở Đông Á, đưa ra hình thức học tập với mục tiêu rõ ràng là học những thứ cần thiết, ứng dụng được vào cuộc sống, đối lập hẳn với tư tưởng “Hư học” của Nho giáo lúc bấy giờ: học để thi cử, làm quan,… Ở gia đoạn này, dân quyền luôn giữ vai trò thứ yếu so với quốc quyền bởi vậy còn gây ra nhiều cản trở trong việc tiếp thu và hình thành những hệ tư tưởng mới.
2.2. Những đổi thay của xã hội Nhật dưới tác động của Văn minh khai hoá
2.2.1. Đô thị
Sự thay đổi rõ nét nhất thể hiện qua hàng loạt các cuộc cải cách để xây dựng một nền công nghiệp cận đại: xây đường xe lửa tuyến dài, nhằm lưu thông buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các vùng. Đèn thắp sáng cả đêm, làm nổi bật những công trình kiến trúc đồ sộ.Cả thành phố được bao phủ bởi ánh sáng và hơi thở phương Tây.
2.2.2. Văn hoá Ăn – Mặc
- Văn minh khai hoá đã làm thay đổi toàn bộ “từ trong ra ngoài” nước Nhật. Người Nhật giai đoạn này mặc Âu phục, đầu đội mũ, đi giày da, cầm dù. Đàn ông được khuyến kích để tóc ngắn, phụ nữ mặc váy bồng.
- Bên cạnh vấn đề Mặc, có rất nhiều thay đổi thú vị xoay quan cách ăn uống của người Nhật. Vốn là đất nước không chuộng ăn thịt bò, bữa cơm truyền thống gồm có cơm với cá và súp miso, rau củ. Tuy nhiên, sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây đã làm khẩu phần bữa ăn của họ thay đổi.Người Nhật bắt đầu sử dụng nhiều sản phẩm từ thịt, sữa và bột mì.Nhiều cửa hàng chuyên phục vụ món Tây bắt đầu xuât hiện ở các thành phố lớn.
2.3. Sinh hoạt văn hoá – nghệ thuật kể chuyện : tấu nói Rakugo
Tấu nói Rakugo là loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống của tầng lớp thị dân Edo.Trong giai đoạn Văn minh khai hoá diễn ra khắp nước Nhật, loại hình sinh hoạt văn hoá này vẫn được duy trì. Tuy nhiên khi văn minh khai hoá lan toả mạnh thì các trung tâm văn hoá đặc trưng truyền thống của Nhật đã dần bị thay thế bởi những khu phố Tây Ginza, có nhiều lệnh cấm nhằm kiểm soát không gian giải trí. Tấu nói đã trở thành một phương tiện để truyền tải, quảng cáo cho văn minh phương Tây khi chuyển thể một số tác phẩm văn học Âu Mỹ, là công cụ cho phong trào Tự do – Dân quyền.
2.4. Đánh giá chung
“Văn minh khai hoá” đã làm thay đổi hầu hết các phương diện của nước Nhật, từ kinh tế, chính trị, giáo dục,…đến đời sống sinh hoạt của người dân. Người Nhật không ngừng học hỏi bên ngoài để nâng cao nhận thức và tiếp thu vốn tri thức được coi là mẫu mực và tinh hoa của nhân loại với mong muốn không ngừng cải thiện bản thân.
Chương 3: Văn minh khai hoá ở Nhật Bản – những vấn đề đặt trong mối quan hệ đối chiếu, so sánh với văn minh khai hoá ở Việt Nam
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, ở châu Á bùng nổ phong trào Âu hoá hay còn gọi là quá trình “Văn minh khai hoá”. Người phương Tây mang theo văn minh tới châu Á trong đó không ngoại trừ Việt Nam và Nhật Bản với mong muốn khai sáng cho nền văn minh còn lạc hậu, mông muội của người châu Á.
Tác giả: Nguyễn Lan Anh - K58 Nhật Bản học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn