Sinh viên: Bùi Thị Thương
Lớp khóa học: QH-X-2015 Thái Lan học
Khoa: Đông phương học
Trường: Đại học khoa học xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội
Phát triển sản phẩm OTOP ở Thái Lan là một cách sáng tạo để tạo ra giá trị và bản sắc riêng cho từng sản phẩm. Việc đẩy mạnh tăng cường mô hình OTOP tới các vùng miền sẽ tạo điều kiện để phát triển trí tuệ và bản sắc địa phương nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, tạo sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Bằng cách tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ mô hình OVOP của Nhật Bản sau đó vận dụng vào hoàn cảnh Thái Lan lúc bấy giờ, mô hình OTOP ra đời đã đem lại những kết quả đáng khích lệ cả về mặt kinh tế, thương mại, xã hội. Tuy vậy, các sản phẩm OTOP có thể cũng sẽ không tránh khỏi những tác động trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, phải đối mặt với việc cạnh tranh thị trường gay gắt, đặc biệt với những sản phẩm có chất lượng thấp. Do đó, nghiên cứu này đã chỉ ra những vấn đề tồn tại hiện nay của nhóm các sản phẩm OTOP. Đây được xem là một trong những thách thức lớn của nhóm OTOP và các nhà lãnh đạo OTOP nếu không thích ứng kịp thời và nhanh chóng. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm OTOP cần phải có phương hướng tiếp cận một cách toàn diện để mở rộng cơ hội tiếp cận với thị trường chung đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Từ khóa: mô hình OTOP, vấn đề tồn tại hiện nay của nhóm sản phẩm OTOP, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn