Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Khái niệm liên quan
- “Lực lượng lao động” là một bộ phận của dân số, trong độ tuổi lao động, có đủ khả năng lao động, có nghĩa vụ lao động và có nguyện vọng làm việc.
- “Người có việc làm” là người làm một công việc được trả công hay mang tính chất tự tạo thu nhập.
- Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”
- Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp
Lực lượng lao động
2. Phân loại thất nghiệp
Theo đặc trưng của người thất nghiệp
- Thất Thất nghiệp theo giới tính.
- Thất nghiệp theo lứa tuổi.
- Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ.
- Thất nghiệp chia theo ngành nghề.
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
Theo lí do thất nghiệp
- Thất nghiệp tự nguyện
- Thất nghiệp không tự nguyện
- Thất nghiệp trá hình
Theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời
- Thất nghiệp cơ cấu
- Thất nghiệp nhu cầu
Chương 2. Tình hình thất nghiệp trong giới trẻ ở Ấn Độ giai đoạn 2000-2015
2.1.Thực trạng
2.1.1. Một vài con số về tình trạng thất nghiệp tại Ấn Độ
- Năm 2013-2014, tỷ lệ thất nghiệp ở Ấn Độ là 4,9%
- Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Ấn Độ ngày một tăng cao.
- Ấn Độ đang phải đối mặt với khủng hoảng thừa cử nhân
- Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp cao hơn tỷ lệ dân mù chữ thất nghiệp.
- Một số bang có tỷ lệ thất nghiệp cao như: Uttar Pradesh, Jammu, Kashmir, Tây Bengal, Assam.
2.1.2. Các hình thức thất nghiệp tại Ấn Độ
- Thất nghiệp theo mùa
- Thất nghiệp trong tầng lớp trung lưu có học vấn
2.2 Nguyên nhân
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
- Do chính sách của nhà nước: Những năm trước, Ấn Độ có số lượng sinh viên còn ít, số lượng các trường đại học không nhiều chủ yếu là sinh viên ra trường và được phân công tác luôn.Nhưng từ khi nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế, các doanh nghiệp phải tự lo tìm người lao động cho mình, không có sự bao cấp của nhà nước thì vấn đề xin việc trở nên cấp bách hơn khi sinh viên ra trờng tự kiếm việc làm phù hợp với năng lực của mình.
- Do vấn đề dân số: tăng trưởng cao trong dân số dẫn đến dư thừa lao động, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn.
- Do chất lượng đào tạo: Các trường đại học chủ yếu đào tạo thiên về lí thuyết, kém các kĩ năng mềm
2.2.2. Nguyên nhân khách quan
- Do bản thân người lao động: Xuất phát từ tâm lí của mỗi sinh viên sau khi ra trường đều muốn làm công việc đúng với chuyên ngành mà họ học, mức lương phải phù hợp chính vì thế họ có tâm lí chờ đợi mà thụ động trong việc làm trái ngành trái nghề. Ngoài ra, những sinh viên sau khi được đào tạo đều muốn sống và lập nghiệp ở các thành phố lớn.
2.3. Tác động của vấn nạn thất nghiệp
- Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội – chính trị của Ấn Độ
+ Đối với kinh tế: Thất nghiệp gây lãng phí nguồn nhân lưc, làm cho kinh tế bị đình trệ, chậm phát triển.
+ Đối với xã hội: Thất nghiệp gây nên các hiện tượng tiêu cực của xã hội như trộm cắp, cờ bạc,…
+ Đối với chính trị: Thất nghiệp gây bất ổn về chính trị, dẫn đến các làn sóng di cư, biểu tình…
- Đối với bản thân người lao động: Lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, dẫn đến chán nản, dễ xa vào các tệ nạn xã hội.
Chương 3: Những chính sách của Ấn Độ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ
1. Chính sách:
- Hệ thống pháp luật kinh tế của Ấn Độ ngày càng được hoàn thiện, góp phần giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển.
- Ấn Độ đã tiến hành mở cửa, cho phép và tạo điều kiện cho người nước ngoài kinh doanh và đầu tư vào Ấn Độ.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tạo cơ hội việc làm cho người lao động.
- Hệ thống giáo dục đang được thay đổi theo hướng tích cực.
- Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ việc làm.
2. Đánh giá các chính sách của Ấn Độ
2.1 Những thành tựu:
- Thứ nhất, hệ thống chính sách được ban hành ngày càng đầy đủ và hoàn thiện => tạo điều kiện thúc đẩy đa dạng hóa các hình thức kết nối cung cầu lao động thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm.
- Thứ hai, thành tựu nổi bật của hệ thống chính sách việc làm là tạo ngày càng nhiều việc làm cho xã hội. Cơ hội có việc làm không chỉ cho giới trẻ mà còn của người lao động tăng lên, giải tỏa sức ép về việc làm cho người lao động trong bối cảnh lực lượng tham gia lao động ngày càng tăng.
- Thứ ba, việc làm tăng góp phần giảm nghèo và công bằng xã hội cũng được cải thiện. Tỷ lệ tội phạm, các tệ nạn xã hội giảm đáng kể trong những năm gần đây.
2.2. Những hạn chế:
- Thứ nhất, hạn chế lớn nhất là chính sách việc làm hiện nay chủ yếu mới chú trọng đến tạo việc làm theo chiều rộng, càng nhiều việc làm càng tốt mà chưa chú trọng đến chất lượng việc làm. Vì vậy, chưa khuyến khích người lao động nâng cao trình độ và tay nghề.
- Thứ hai, chính sách về việc làm ban hành còn tản mạn ở nhiều văn bản gây chồng chéo.
- Thứ ba, chính sách tín dụng chưa phù hợp về điều kiện vay và mức vay, thiếu gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp cận thị trường nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
- Thứ tư, hệ thống chính sách hỗ trợ lao động di chuyển đến các khu công nghiệp, khu đô thị còn thiếu.
- Thứ 5 là chất lượng đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học vẫn còn chưa có nhiều bước tiến đáng kể.
3. Liên hệ với Việt Nam
3.1. Tình trạng thất nghiệp
- Trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp (tăng 48.000 người so với cùng kỳ 2012) và hơn 1,2 triệu lao động trong độ tuổi thiếu việc làm. Ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, tỷ lệ thất nghiệp là 7,68%, tăng 1,3 lần so với IV-2012 (tương đương 8.300 người); tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng là 6,74%, tăng 1,3 lần (khoảng 19.200 người); tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là 4,25%, tăng 1,7 lần. Như vậy, có khoảng 72.000 lao động thuộc nhóm này bị thất nghiệp so với số thất nghiệp ở quý IV-2012
3.2. Nguyên nhân: Lực lượng lao động đang ra tăng với tỷ lệ nhanh chóng với hơn một triệu việc làm mới mỗi năm.
3.3. Các chính sách của Việt Nam nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người học và xã hội về cách lựa chọn ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với khả năng và nhu cầu của TTLĐ
- Thiết lập cơ chế phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào và người học trong việc nắm bắt nhu cầu sử dụng, đặt hàng đào tạo cung ứng cho người sử dụng lao động.
- Thống nhất việc quản lý nhà nước đối với GDĐH và giáo dục nghề nghiệp từ trung ương đến địa phương
- Xây dựng cơ chế, chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với người tốt nghiệp trình độ ĐH, CĐ có nhu cầu vay vốn khởi nghiệp
Tác giả: Đỗ Thúy Hằng - K58 Ấn Độ học