Chương 1. Khái quát vấn đề hợp tác ngoại giao xe bus giữa Ấn Độ và Pakistan tại Kashmir giai đoạn 2003 – 2008
1.1. Khái niệm hợp tác ngoại giao xe bus
1.2. Khái quát chính sách đối ngoại của Ấn Độ và Pakistan về vấn đề Kashmir
1.3. Bối cảnh hình thành
Chương 2. Nội dung và kết quả của hợp tác ngoại giao xe bus đối với quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Pakistan tại Kashmir giai đoạn 2003 – 2008
2.1. Hoàn cảnh ra đời của hợp tác ngoại giao xe bus giữa Ấn Độ và Pakistan
Sự kiện này được diễn ra trong tình hình lãnh đạo hai nước đã có những bước tiến mới nhằm xoa dịu mối quan hệ đã trở nên rất nóng bỏng vào khoảng thời gian từ năm 2003 về trước. Hai nước đã có những bước tiến mới trong hợp tác bằng cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng Ấn Độ A.D.Vampayee và Tổng thống Pakistan Musharraf bên lề Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) vào tháng 1.2004, tại thủ đô Islamabad của Pakistan.
2.2. Qúa trình triển khai hợp tác ngoại giao xe bus giữa Ấn Độ - Pakistan giai đoạn 2003-2008
2.2.1. Những nội dung bên lề hợp tác ngoại giao xe bus giữa Ấn Độ - Pakistan . Có hàng loạt những sự kiện bên lề hợp tác ngoại giao xe bus giữa hai nước.
Hay vào ngày 14.12.2004, tại Islamabad, Pakistan và Ấn Độ đã tiến hành vòng đàm phán cấp chuyên viên lần thứ hai về các biện pháp xây dựng lòng tin đối với cả hai phía…Trong đó biểu hiện của những hợp tác của lãnh đạo hai nước là việc ký cam kết tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.
2.2.2. Về quá trình triển khai hợp tác ngoại giao xe bus
Những hoạt động tiến hành chuẩn bị cho việc hợp tác ngoại giao xe bus giữa hai bên gồm có:
a Về cơ sở hạ tầng:
Hai bên đã cho xây dựng các tuyến đường và cây cầu để xe bus có thể hoạt động dễ dàng qua biên giới Kashmir. Chỉ hai năm trước tức năm 2002, lính Pakistan và ấn Độ còn gườm gườm nhìn nhau qua biên giới, ngày qua ngày, ám ảnh nỗi lo sợ bị bắn tỉa. Nhưng giờ đây, họ đang bận bịu cùng nhau xây một chiếc cầu gỗ vắt qua kênh KDK trong một nỗ lực thu hẹp khoảng cách bang giao giữa hai nước.
Theo quan chức Ấn Độ, con đường nối Srinagar và Muzaffarabad sẽ được dọn sạch mìn trong vài tuần. Cùng với đó là việc khai trương xa lộ Jhelum giữa Srinagar thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ và Muzaffarabad thuộc Pakistan - từng là con đường giao thương huyết mạch tại Kashmir - đã nhận được rất nhiều sự hoan nghênh.
b. Hai là việc nới lỏng việc hạn chế thị thực cho nhân dân Pakistan có nhu cầu đến Ấn Độ và ngược lại. Ấn Độ và Pakistan đều cho phép người dân hai bên tự do qua lại trên chuyến xe bus này.
Sau sự chuẩn bị hoàn tất về mọi mặt chuyến xe chính thức được khởi hành vào ngày 7.4.2005, đây là chiếc xe buýt đầu tiên trong hơn 60 năm đã băng qua lằn ranh chia cắt khu vực xảy ra nhiều tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan. Tuyến xe bus này đi từ thủ phủ Muzaffarabad của phần lãnh thổ Kashmir do Pakistan kiểm soát đến Srinagar, thủ phủ của phần Kashmir do Ấn Độ kiểm soát và ngược lại, lộ trình dài 170 km.
Các chuyến xe bus chạy qua Kashmir nối Srinagar và Muzaffarabad vẫn được thực hiện cho đến năm 2008 khi cuộc khủng bố ở Mumbai xảy ra. Phía Ấn Độ đã có những nghi ngờ về việc nước láng giềng Pakistan là nơi đặt bộ chỉ huy của bọn khủng bố. Điều này đã làm nóng lên quan hệ giữa hai nước láng giềng vốn đang trong thời gian yên bình.
2.2.3. Những kết quả đạt được qua hợp tác ngoại giao xe bus giữa Ấn Độ và Pakistan
Những kết quả này được thể hiện qua: Đối với nhân dân hai nước và đặc biệt cư dân Kashmir hai bên giới tuyến thì đây là một kết quả đáng được mong đợi và đầy ý nghĩa đối với họ.
Về tinh thần: Sau cuộc chia cắt năm 1947 và hàng loạt các cuộc chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan đã để lại rất nhiều hậu quả nặng nề, nhất là đối với nhân dân tại vùng biên giới Kashmir.
Về vật chất: Ngoài ra “ngoại giao xe bus” cũng đem đến những hiệu quả về vật chất cho người dân Ấn Độ và Pakistan tại xung quanh Kashmir. Như đã đề cập ở trên, tuyến xe bus đã mở ra cơ hội trao đổi buôn bán cho người dân Ấn Độ và Pakistan xung quanh khu vực Kashmir. Những chiếc xe tải và xe bus trở các mặt hàng như trái cây khô, quần áo, dược thảo và thảm Kashmir là hình ảnh quen thuộc đối với người dân nới đây.
Cuối cùng, nhờ có các tuyến xe chạy qua nơi này mà hoạt động du lịch và dịch vụ của Kashmir đã được đẩy mạnh hơn. Nhờ đó mà nâng cao thu nhập đáng kể cho người dân Kashmir, trước đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghệp.
Đối với mối quan hệ ngoại giao Ấn Độ và Pakistan
Tuyến xe bus này được xem như một bước tiến tốt đẹp giữa Ấn Độ và Pakistan. Chiến lược ngoại giao xe bus đã góp phần làm hòa dịu mối căng thẳng giữa hai nước. Nó cũng góp phần làm lên một giai đoạn hòa bình nhất xuyên suốt tiến trình ngoại giao của Ấn Độ và Pakistan.
2.4. Hạn chế
2.4.1. Nguy cơ khủng bố
Do tình trạng khủng bố xảy ra thường xuyên tại khu vực Kashmir khiến người dân hết sức lo ngại về dịch vụ xe bus ở đây.
2.4.2. Phụ thuộc vào tình trạng quan hệ giữa hai nước
“Ngoại giao xe bus” bị phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng quan hệ ngoại giao Ấn Độ và Pakistan.
2.4.3. Một số vấn đề khác
Kiểm soát an ninh: Chỉ có người Kashmir mới có thể đi lại trên các chuyến xe buýt này và phải trải qua các khâu kiểm tra an ninh hết sức gắt gao trước khi nhận được một tờ giấy phép đặc biệt.
Cơ sở vật chất nghèo: Tại đây, tai nạn xe buýt xảy ra thường xuyên do một phần nguyên nhân là do xe được bảo trì kém, chở quá tải và lái xe tồi. Đường xá gồ ghề và chủ yếu là đèo núi, nhiều nơi chưa được bê- tông hóa.
Địa hình, thời tiết: Thiên tai bão, lũ, địa hình hiểm trở cũng tạo lên khó khăn cho việc duy trì dịch vụ xe bus tại đây.
Chương 3. Triển vọng mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan về vấn đề Kashmir trong tương lai
3.1. Vài nét về tình hình Kashmir sau năm 2008 đến nay
3.2. Những thách thức trong việc thực thi các biện pháp hòa bình giữa Ấn Độ và Pakistan tại Kashmir
3.3. Cơ hội hợp tác giữa Ấn Độ và Pakistan về vấn đề Kashmir trong tương lai
3.4. Đánh giá, nhận xét về mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan từ năm 2003 đến 2008
3.5. Dự đoán về tương lai mối quan hệ Ấn Độ và Pakistan
3.6. Liên hệ với “ngoại giao xe bus” giữa Nepal và Trung Quốc
Kết luận: Có thể thấy,bên cạnh những mặt hạn chế thì “ngoại giao xe bus” có vai trò hết sức quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan. Nó không những đem lại lợi ích cho nhân dân hai miền mà còn đóng góp một phần tích cực cho việc xoa dịu tình trạng căng thẳng trong mối quan hệ Ấn Độ và Pakistan trong suốt thời gian từ năm 2003 đến 2008.
Tác giả: Lưu Thị Thanh Loan - K58 Ấn Độ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn