CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ ẤN ĐỘ, KINH TẾ ASEAN VÀ QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA ẤN ĐỘ VÀ ASEAN TỪ 2000 - 2014
1.1. Tổng quan về nền kinh tế của Ấn Độ và ASEAN
1.1.1. Kinh tế Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử phát triển từ rất lâu đời với nền văn minh sông Hằng nổi tiếng thế giới. Nằm trong khu vực Nam Á, Ấn Độ được coi là nền kinh tế lớn nhất chiếm đến 79% GDP của cả khu vực, là quốc quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 11 trên Thế giới (tính theo GDP) và thứ 3 (tính theo sức mua tương đương ).
1.2.2. Kinh tế ASEAN
ASEAN nằm ở khu vực rất năng động trên thế giới và có tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức cao, đạt 6,4% năm 2004. Triển vọng tăng trưởng cao cùng với quy mô thị trường lớn tiếp tục khiến ASEAN trở thành một địa điểm thương mại và đầu tư hấp dẫn. Tổng kim ngạch thương mại của ASEAN đạt trên 1 nghìn tỷ USD (2014).
1.2. Tổng quan về tình hình quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN từ 2000 - 2014
Vào ngày 05 tháng 11 năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa ASEAN và Ấn Độ đã điễn ra tại Campuchia.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ hai năm 2003, hiệp định khung giữa ASEAN và Ấn Độ về hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký kết bởi các lãnh đạo của hai bên tại Bali, Indonesia.
Tháng 12/2012, Ấn Độ - ASEAN đã tổ chức kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ 10 năm và Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN, nhất trí nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược và thông qua Tuyên bố “Tầm nhìn Ấn Độ - ASEAN” định hướng cho quan hệ đa phương. Ấn Độ ủng hộ vị trí trung tâm của ASEAN, sáng kiến hội nhập ASEAN.
Mối quan hệ giữa ASEAN và Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế từ 2000 đến 2014 rất tốt đẹp. Cả hai bên đã nhận ra tầm quan trọng của nhau trong hợp tác song phương và khu vực.
CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA ẤN ĐỘ - ASEAN GIAI ĐOẠN 2000 - 2014
2.2.1. Nhân tố toàn cầu
Xu hướng toàn cầu hoá. Ấn Độ cũng bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế, tự do hoá thương mại, điều chỉnh chính sách đối ngoại, tìm kiếm những đối tác hợp tác mới. ASEAN đã tạo được sự chú ý của Ấn Độ. Mặt khác, sự rút lui của Liên Xô, Mỹ cắt giảm lực lượng quân đội trong khu vực châu Á đã dấy lên mối lo ngại về khoảng trống quyền lực tạo điều kiện cho nhiều quốc gia trong khu vực sẽ nhân cơ hội này có thể lấp vào chỗ trống. Những lo lắng về an ninh cùng với nhu cầu triển khai những chính sách kinh tế tự do hoá của Ấn Độ đã thúc ép New Delhi phải "Hướng Đông". Chính vì thế, ASEAN chính là khu vực, đối tác "vàng" mà Ấn Độ lựa chọn để hợp tác và phát triển..
2.2.2. Nhân tố Trung Quốc
Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng của mình để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Tại một số quốc gia ASEAN Trung Quốc đã khẳng định thành công vị thế của mình. Ngoài ra, Trung Quốc đang ngày càng tiếp cận và gây ảnh hưởng đến nhiều nước ở Nam Á thông qua chiến lược "Chuỗi ngọc trai", đồng thời đang ra sức thực hiện ý đồ khôi phục lại Con đường tơ lụa trên biển nhằm tạo áp lực cho phía Ấn Độ. Mặt khác, về phía ASEAN tồn tại tình trạng phụ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là về nhập khẩu. Vì thế hai bên cần hợp tác với nhau.
2.2.3. Nhân tố Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời. Việt Nam đóng vai trò là một mắt xích chiến lược trong chính sách của Ấn Độ ở khu vực ASEAN nhằm mục đích tăng cường quan hệ của Ấn Độ tại khu vực này, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Mặt khác, trong những năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để cho Ấn Độ tăng cường hợp tác với ASEAN trong lĩnh vực kinh tế nói riêng cũng nhưng các lĩnh vực khác nói chung.
CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ KINH TẾ ẤN ĐỘ - ASEAN
3.1. Triển vọng
Thứ nhất, vào năm 2003, Ấn Độ đã đề ra chính sách ngoại giao nước lớn. Trong đó, Ấn Độ đặc biệt nhấn mạnh và quan tâm đến mối quan hệ với ASEAN Hơn nữa, Ấn Độ ngày càng cải thiện được vai trò, vị thế của mình trong SAARC, trở thành đối tác tin cậy của ASEAN. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để hai bên ngày càng hợp tác sâu rộng hơn nữa trong lĩnh vực kinh tế.
Thứ hai, chính sách Hướng Đông của Ấn Độ nay đã trở thành chính sách "Hành động phía Đông". Hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN được thúc đẩy mạnh mẽ, tạo nên một diện mạo mới với những cơ chế mới của hợp tác khu vực ở Châu Á.
Thứ ba, với số dân trên 1,2(2014) tỷ Ấn Độ là một thị trường lớn đầy tiềm năng, có sức mua lớn. Còn khu vực ASEAN được biết đến là một khu vực có nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên, năng lượng tương đối lớn. Xét một cách tổng thể, cả Ấn Độ và ASEAN đều là những khối nước đang phát triển, nền kinh tế hai bên có nhiều điểm bổ sung cho nhau rất tốt.
Thứ tư, phải nói rằng ASEAN là một khu vực đa dạng, điều này dẫn đến mối quan hệ giữa Ấn Độ với các quốc gia ở ASEAN cũng vô cùng đa dạng và nhiều chiều.
3.2. Thách thức
Thứ nhất, do sự đóng cửa trong một thời gian khá dài cộng với sự thiếu thống nhất trong chính sách đối ngoại và thương mại đã khiến cho nền kinh tế của Ấn Độ kém năng động, vẫn chưa thực sự đáp ứng được các quốc gia ở Đông Nam Á nói riêng và những nền kinh tế khác nói chung.
Thứ hai, chính sách Hướng Đông đã có nhiều sự điều chỉnh nhưng vẫn hướng đến những thị trường năng động ở Châu Á - Thái Bình Dương. Ấn Độ cũng cần vốn và công nghệ cao trong khi ASEAN cũng không phải ngoại lệ. Các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga Úc,... cùng một số quốc gia phát triển ở ASEAN(Singapore, Thái Lan) sẽ được Ấn Độ chú ý hơn. Vì thế đây sẽ là một trở ngại trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên.
Thứ ba, việc ký Hiệp định FTA đã mở ra nhiều cơ hội mới cho cả hai bên nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức. Quan hệ thương mại của Ấn Độ - ASEAN còn thấp, tỷ trọng của Ấn Độ trong tổng kim ngạch thương mại của ASEAN chỉ chiếm 1%. Các cuộc thương lượng về FTA cho hàng hoá của hai bên mới đạt được sự thoả thuận một phần, nhiều mặt hàng nhạy cảm như phần mềm máy tính, công nghệ thông tin, sản phẩm dầu cọ, cà phê... chưa có giải pháp triệt để. Chính sách của Ấn Độ về đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn hạn chế luồng vốn FDI đến từ ASEAN.
Tác giả: Lê Doãn Bắc - K58 Ấn Độ học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn