“Sức mạnh mềm” của một quốc gia là một khái niệm còn khá mới mẻ, tuy nhiên công cụ này ngày càng chứng tỏ được hiệu quả của mình trong vai trò hình thành các mối quan hệ Quốc tế, đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết nhiều mâu thuẫn chính trị trên Thế giới. Điều này là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh toàn cầu hiện nay với xu thế hợp tác hòa bình, phát triển, hạn chế chạy đua vũ trang, tránh những cuộc đối đầu trực tiếp,… bởi vậy công cụ ngoại giao mềm đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chính sách của quốc gia.
Sức mạnh mềm của Ấn Độ tồn tại một cách tự nhiên trong chính nền văn hóa lịch sử lâu đời, Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ là một trong những trung tâm khởi phát của nền văn minh châu Á, và là một trong những nền văn minh lớn nhất trên thế giới. So với Trung Quốc, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên thế giới thậm chí còn rộng lớn hơn rất nhiều.
Sự phát triển của Phật giáo được xem như mối dây liên kết thế giới với văn hóa Ấn Độ, và giúp văn hóa Ấn Độ mở rộng ảnh hưởng của mình ra toàn thế giới. Vì thế chẳng có lý do gì để Ấn Độ không tham gia vào cuộc chiến mở rộng quyền lực mềm trên thế giới ở thời điểm hiện tại.
Ấn Độ đang tham gia mạnh mẽ hơn vào các vấn đề quốc tế, đặc biệt là các vấn đề trong khu vực Châu Á - sân nhà của Ấn Độ, bởi vậy khiến cho việc thực thi sức mạnh mềm của Ấn Độ, đặc biệt là sức mạnh mềm của Phật giáo tại khu vực này một cách kiên quyết và rõ ràng hơn.
Chương 1: Phật giáo trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và các quốc gia Châu Á
- Sự ra đời của Phật giáo, Ấn Độ cái nôi phát triển của Phật giáo trong tiến trình lịch sử
- Sự lan tỏa của Phật giáo đến các quốc gia Châu Á: Sri Lanka, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...phát triển bằng cách dung hòa với tôn giáo địa phương đã tạo điều kiện cho Đạo Phật tồn tại và bám rễ lâu đời và ngày càng có ảnh hưởng rõ rệt trong đời sống văn hóa của các quốc gia trên.
- Sự phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ và các quốc gia Châu Á, trong thế giới hiện đại làm ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia bằng sức mạnh văn hóa, tôn giáo.
Chương 2: Ảnh hưởng của đạo Phật đến nguồn sức mạnh mềm trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ
2.1. Khái niệm “Sức mạnh mềm”
- Xu hướng thay đổi từ việc sử dụng “sức mạnh cứng” sang “sức mạnh mềm” trên toàn thế giới do sự thay đổi về bối cảnh lịch sử, xu hướng toàn cầu hóa. Trên thực tế “sức mạnh mềm” đã xuất hiện ngày càng nhiều trong chính sách đối ngoại và trở thành xu hướng chủ đạo trong quan hệ Quốc tế thế kỷ 21.
- Sức mạnh mềm là khả năng lôi cuốn, thu phục, cảm hóa người khác bằng sức hấp dẫn của các giá trị về văn hóa, về thể chế , chính sách được thực thi hiệu quả ở nước mình, thông qua đó mà nhận được cảm tình, sự nể phục và hợp tác bền vững của các nước khác”, trong đó văn hóa chính là nguồn cơ bản nhất.
- Vai trò quan trọng của “sức mạnh mềm“ trong việc xây dựng sức mạnh, vị thế của một quốc gia.
- “Sức mạnh mềm” của Phật giáo được xác định chính xác vừa là sức mạnh mềm văn hóa, vừa là sức mạnh mềm của một tôn giáo. Phật giáo như một đại lượng văn hóa, có thể đóng góp vào sức mạnh quốc gia.
2.2. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến “sức mạnh mềm” của Ấn Độ:
- Phật giáo là tôn giáo có sự phổ biến rộng rãi trên toàn Thế giới với tinh thần cơ bản là sự bình đẳng và “bất bạo động“ đã ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong quan hệ với các quốc gia khác.
- Làm phong phú thêm nguồn “sức mạnh mềm“ của Ấn Độ bằng sức mạnh của lịch sử, văn hóa, đức tin phổ biến.
- Chính sách ngoại giao Phật giáo góp phần nâng cao lòng tin của các đối tác trong quan hệ song phương với Ấn Độ ở Châu Á trên cơ sở bình đẳng, hòa bình, hữu nghị.
Chương 3: Thực thi chính sách ngoại giao Phật giáo như một công cụ “sức mạnh mềm“ tại Châu Á của Ấn Độ
- Ngoại giao Phật giáo của Ấn Độ đã được áp dụng trong Chính sách hướng Đông từ năm 1990, trong đó ưu tiên quan hệ giữa Nam Á và Đông Nam Á. Các di sản Phật giáo đã được chính quyền Dehli chia sẻ để khẳng định rằng Ấn Độ không phải là “kẻ ngoại đạo” ở khu vực.
- Chính sách phát triển ngoại giao Phật giáo thể hiện thông qua việc: phục hồi các di sản Phật giáo, tổ chức 26 cuộc hội thảo về Lịch sử Phật giáo trong tháng 3/2015 với sự tham gia của nhiều học giả uy tín, các nhà sư và cả những nhà hoạch định chính sách, lên kế hoạch khôi phục và phát triển học viện Phật giáo Nalanda với sự hỗ trợ của nhiều quốc gia, thúc đẩy du lịch tâm linh tại các thánh tích đạo Phật,... nhằm phát triển Ấn Độ trở thành trung tâm du lịch, nghiên cứu Phật giáo của cả Châu Á và trên toàn Thế giới.
- Bằng chính sách ngoại giao đúng đắn, Ấn Độ có một cơ hội tuyệt vời để tạo ra sợi dây liên kết với các quốc gia Châu Á khác thông qua trao đổi về mặt tôn giáo đặc biệt là Phật giáo.
Tổng kếtTinh thần của Phật giáo đã cung cấp một con đường trung đạo để con người giảm bớt những ham muốn trần tục, những cạnh tranh đề cùng tồn tại một cách hòa bình trong môi trường văn hóa. Đây cũng chính là tinh thần chi phối trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ, tạo được lòng tin trên trường Quốc tế. Ấn Độ sẽ nổi lên như một nhà lãnh đạo tinh thần không chỉ trong khu vực Châu Á mà còn trên toàn Thế giới, là người mang ngọn đuốc dẫn đường cho xu thế ngoại giao hữu nghị, hòa bình.
Tác giả: Trần Thị Hà - K58 Ấn Độ học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn