Văn hóa sức mạnh mềm Trung Quốc - Chính sách trỗi dậy quật khởi của Trung Quốc và ứng xử của văn hóa Việt Nam trong lịch sử

Thứ năm - 05/05/2016 00:00
Văn hóa sức mạnh mềm Trung Quốc - Chính sách trỗi dậy quật khởi của Trung Quốc và ứng xử của văn hóa Việt Nam trong lịch sử
Văn hóa sức mạnh mềm Trung Quốc - Chính sách trỗi dậy quật khởi của Trung Quốc và ứng xử của văn hóa Việt Nam trong lịch sử

1.Văn hóa sức mạnh mềm 
Ngày nay các tác giả nghiên cứu về văn hóa và mối quan hệ quốc tế, luôn khẳng định sức mạnh mềm của quốc gia đều hay nói đến sức mạnh mềm của văn hóa. Văn hóa đúng là một sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc, nó có lịch sử và giá trị tự thân của nó. Không nghi ngờ gì sức mạnh mềm văn hóa chính là gia tài văn hóa của dân tộc góp phần khẳng định sức sống bền vững và tồn tại phát triển của dân tộc. Ngay cả khi dân tộc đó tạm thời bị thế lực đối địch vượt trội hơn chinh phục, nô dịch. Sức sống văn hóa dân tộc sẽ giúp hồi sinh trỗi dậy để bắt đầu thời kỳ phồn vinh phát triển.
Joseph Nye là giáo sư hàng đầu về quan hệ quốc tế của đại học Havard Mỹ. Ông là một giáo sư trong sáu giáo sư học giả có tầm ảnh hưởng lớn trong 20 năm qua, là nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Ông là giáo sư từng nghiên cứu, cố vấn thực thi cả “quyền lực cứng”, đã từng nắm giữ những chức vụ cao trong chính quyền Mỹ như: cố vấn cho thứ trưởng ngoại giao (1977-1994), chủ tịch hội đồng an ninh quôc gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân, chủ tịch hội đồng tình báo quốc gia (1993-1994), cố vấn cấp cao về an ninh quốc tế cho bộ trưởng quốc phòng dưới thời Bill Clinton. Ông đưa ra khái niệm: “Sức mạnh mềm là loại sức mạnh ảnh hưởng tới thực thể khác bằng sức hấp dẫn và hợp tác, chứ không phải bằng vũ lực hay vị thế quyền lực. Sức mạnh mềm đến từ văn hóa, hệ tưởng chính tri cũng như chính sách của môt quóc gia (http://tinnhanh.com/priny/20100107/327847). 
Sức mạnh mềm mang tính tiềm ẩn của sức mạnh có nhiều khả năng tạo lực, có khả năng khuất phục đối thủ bằng sự chinh phục êm dịu, chiến thắng đối thủ bằng biện pháp tâm lý hòa bình, không tạo nên sự bất bình của đối phương. Nó có khả năng tạo nên sức mạnh được đối phương chấp nhận bị thẩm thấu quy phục.
Sức mạnh mềm như vậy nó có thể biểu hiện về nhiều mặt: sức mạnh kinh tế, sức mạnh công nghệ, sức mạnh ngoại giao, sức mạnh chính trị, sức mạnh văn hóa…Nghĩa là loại trừ sức mạnh quân sự cứng biểu hiện bằng chiến tranh nóng, còn sự ảnh hưởng của mọi loại sức mạnh đều có thể thông qua tiềm lực thực thi bằng biện pháp ảnh hưởng. Nhưng trong cuộc sống loài người những sự chinh phục của một quốc gia dân tộc phát triển cao đối với xã hội trình độ thấp hơn thì thường là xã hội có trình độ sản xuất thấp hơn phải dần nhận thức và chịu sự tác động của dân tộc quốc gia thóng trị ảnh hưởng và kết cục thường là quá trình thực tiễn xã hội làm cho dân tộc bị chinh phục phải học tập để tiến lên, phát triển tạo nên sức mạnh trỗi dậy giành lại quyền sống phát triển. Về mặt này lịch sử đã có nhiều thực tế lịch sử chứng minh. Các nước phương Đông lạc hậu vào thời cận đại đã bị phương Tây tư bản chủ nghĩa xâm lược nô dịch thống trị. Những ảnh hưởng tiến bộ của xã hội phương Tây vào và đã trở thành những yếu tố mới làm xã hội các quốc gia dân tộc phương Đông chuyển mình, tổ chức cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ nền thống trị áp bức để tự thân tạo lực đi lên. Chúng ta có thể xem đó là các cuộc trỗi dậy (崛起 - Rising). Sự đuổi kịp thậm chí là quật khởi vượt lên. Đó là quy luật của xu thế lịch sử. Trung Quốc cũng vậy, vào giữa thế kỷ XIX bị cuốn vào cơn lốc kinh tế tư bản chủ nghĩa. Người Trung Quốc hay nói câu : “Lạc hậu thì ăn đòn”. Và cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc chủ nghĩa xâu xé Trung Quốc cũng là mốc mở đầu cho cuộc thức tỉnh của Trung Quốc. Thuốc phiện không ru ngủ Trung quốc mà lại thức tỉnh nhân dân, mở đầu thời kỳ thức tỉnh trước yêu cầu trỗi dậy (quật khởi) của Trung Quốc. Cuộc trỗi dậy đó quằn quại từ phong trào Thái Bình Thiên Quốc (1861-1864) đến phong trào Dương Vụ do phong kiến quan lại Trung Quốc chỉ đạo (1860-1895) mong muốn học công nghệ vũ khí tàu bè phương Tây để “Sư Di trường kỳ dĩ chế Di” = Học để trị lại người phương Tây. (Học chi pháp chi 学之法之). Khát vọng học phương Tây của phong kiến thống trị Trung thể Tây dụng -( học cái công nghệ kỹ thuật của phương tây cần cho Trung quốc còn chính thể Trung quốc không thay đổi ) để chỉ sự hạn chế học phương Tây của Trung Quốc chỉ ở “dụng” mà không thay đổi về thể chế chính trị “thể”. Công cuộc khát vọng hiện đại hóa và dân chủ hóa một cách toàn diện, mọi mặt ; Học tập gương thành công của Duy Tân Minh Trị Nhật Bản 1868, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đã khá toàn diện vạch ra một đề cương trỗi dậy, nhưng nguyên nhân thất bại là do thiếu lực và không có thời cơ, đó là chưa nói đến phương cách tạo nên thành công của phong trào Duy Tân còn chưa khả thi.Công cuộc trỗi dậy Duy tân đã thất bại . Thực ra sức mạnh mềm, đặc biệt là sức mạnh mềm văn hóa đã xuất hiện trong lịch sử và đã giúp cho nhiều dân tộc, quốc gia có khả năng chiến thắng không cần chiến tranh , chinh phục các quốc gia vùng đất khác không bằng thủ đoạn bạo lực. Cũng có lúc như sức mạnh mềm như tạo nên một lực phối hợp với biện pháp chính sách khác kể cả sức mạnh bạo lực để tạo nên thế thắng.
Trung Quốc với bề dày 5000 năm lịch sử, hàng ngàn năm đó đã tạo nên một gia tài văn hóa đồ sộ. Trong gia tài văn hóa đồ sộ đã để lại cho Trung quốc những cách thức ứng xử, con đường giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Có thể thấy Trung quốc ngày nay với không gian rộng lớn là do Trung Quốc đã khéo léo sử dụng nhiều lực của văn hóa mềm từ xa xưa, đã giúp Trung Quốc trong quá trình giao lưu tích hợp đã hình thành địa vực không gian rộng lớn ngày nay (9,6 triệu km²). Không gian của địa vực rộng lớn ngày nay của Trung Quốc đã được hình thành qua quá trình lịch sử và cũng qua nhiều lần trỗi dậy và chinh phục các vùng biên.
Văn hóa Trung nguyên - văn hóa Hán đã dùng sức mạnh vượt trội của mình, đã chinh phục dung hợp văn hóa nhiều dân tộc có sức mạnh cứng như du mục, du canh du cư hội nhập các vùng xung quanh thành một nền văn hóa Trung Quốc được tích hợp. Văn hóa Mông Cổ từng chinh phục bằng vũ lực thành lập nên triều Nguyên (1271-1368) “nền thống trị của Hốt Tất Liệt Mông Cổ, định dùng văn hóa Mông Cổ từng muốn đem phương thức xã hội du mục và nền thống trị tương ứng thống trị thực hiện ở vùng Trung Nguyên xã hội đã ở trình độ phong kiến” .Kết cục là đúng theo quy luật một dân tộc lạc hậu ở một nền sản xuất lạc hậu chinh phục một nền văn minh phong kiến với phương thức sản xuất tiến bộ cao hơn sẽ bị chinh phục trở lại. Sự chinh phục do chiến thắng bằng quân sự của quân Mông cổ lại bị sức mạnh mềm của văn hóa kinh tế, tổ chức sinh hoạt xã hội chinh phục trở lại.
Lịch sử Trung Quốc vào thế kỷ XVII lặp lại đúng như chu kỳ trên khi tộc Mãn Thanh (1644-1911) thuộc du mục hái lượm đã khởi binh chiếm lĩnh toàn bộ Trung Nguyên. Mãn Thanh cũng đã từng muốn đem nền văn hóa Mãn Thanh vào Trung Nguyên. Kết quả là sau gần 300 năm đã bị Hán tộc quật khởi (rising) và Mãn Thanh cả tộc và cả cư địa nước Kim vùng Hắc Long giang cũng nhập vào Trung Quốc.
2. Nhận thức sự trỗi dậy (quật khởi) của Trung Quốc 

 

(Xem bài viết toàn văn tại cuốn Phương Đông: Truyền thống và Hiện đại, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2015)

Tác giả: GS. Nguyễn Văn Hồng

Khoa Đông phương học 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây