Phần nội dung báo cáo:
- Lịch sử của nông nhạc Hàn Quốc, Samulnori
- Sự phát triển của Samulnori
- Cấu tạo, cách chơi Samulnori
- Samulnori trong xã hội hiện đại
- Kết luận
I. Lịch sử và quá trình hình thành, phát triển của nghệ thuật Samulnori
1. Khái quát về Nongak (Nông nhạc), Hàn Quốc
Nông nhạc vốn là âm nhạc của nông dân Hàn Quốc, bắt nguồn từ các nghi lễ của cộng đồng và giải trí dân dã, thường được biểu diễn trong đời sống lao động thường ngày, trong mỗi dịp lễ cúng để đuổi linh hồn ma quỷ, mong tìm kiếm phước lành và cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu. Ngày nay, Nông nhạc còn được biểu diễn như một loại hình giải trí chuyên nghiệp. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đánh giá, trong tiến trình lịch sử, Nông nhạc của Hàn Quốc được truyền lại một cách tự phát trong dân chúng, mang đến sự gắn bó chặt chẽ cộng đồng. Với ý nghĩa này, UNESCO đã ghi “nông nhạc” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, với 5 tiêu chí.
2. Lịch sử của Samulnori
Samulnori vốn bắt nguồn từ điệu nhạc Pungmul và các nhạc cụ của Samulnori cũng bắt nguồn từ nhạc cụ Pungmul. Giờ đây Samulnori được thế giới biết đến như một hình ảnh tiêu biểu của âm nhạc truyền thống Hàn Quốc. Nhưng trên thực tế, 4 nhạc khí gõ này mới được kết hợp thành bộ gõ Samulnori từ 30 năm trước. Samulnori là một thể loại âm nhạc truyền thống bộ gõ có nguồn gốc ở Hàn Quốc. Từ samul(사물) có nghĩa là "bốn objects" và nori(놀이) có nghĩa là "chơi"; samulnori được thực hiện với bốn nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc.
II. Quá trình hình thành và phát triển
1. Văn hóa nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc trong thời kỳ quá độ phát triển kinh tế quốc gia
“Trong lịch sử của Hàn Quốc, giai đoạn bị Nhật thống trị, nhiều yếu tố văn hóa đã mất bởi chính sách xóa bỏ văn hóa của Nhật. …Nông nhạc đang dần dần suy thoái như vậy, thì sự ra đời của Samulnori đã thu hút được sự chú ý đối với nước ngoài, và gây nên được tiếng vang. Nông nhạc, khởi nguồn của thể loại Samulnori, cũng nhờ đó mà được phát triển trở lại.”- nghệ sĩ trống Choi Jong-sil.
2. Danh nhân Kim Deok-su và nhóm nhạc Samulnori Kim Deok-su
Vào cuối những năm 1970, khi mà văn hóa truyền thống dân tộc bị coi nhẹ, không được đánh giá đúng mức thì vẫn có 4 chàng trai trẻ tuổi cống hiến cả cuộc đời với bao tâm huyết để bảo tồn, phát huy, đưa vẻ đẹp nghệ thuật âm nhạc dân gian truyền thống phổ biến cho toàn xã hội Hàn Quốc.
III . Cấu tạo, sử dụng và vai trò của 4 nhạc cụ
Phân loại |
Chất liệu |
Âm điệu |
Ý nghĩa |
Vai trò |
Gwaenggwari |
Đồng |
Nhạc trưởng |
Lôi- sấm sét |
Tạo và dẫn dắt giai điệu. |
Jing(징) |
Đồng |
Âm trầm |
Phong- gió |
Bổ trợ cho giai điệu của kkwaenggwari và tạo giai điệu trầm. |
janggu(장구) |
Da |
Nhạc trưởng |
Vũ- mưa |
Kết hợp và dẫn dắt giai điệu. |
buk(북) |
Da |
Âm trầm |
Vân- mây |
Bổ trợ cho Janggu, chủ yêu đánh theo nhịp. |
III. Vai trò: Giai điệu nông nhạc vừa lôi cuốn lại vừa gần gũi, dễ tiếp thu. Bởi vậy mà nông nhạc cũng trở thành nguồn cảm hứng mới cho người dân Hàn Quốc trong xã hội hiện đại.
IV. So sánh Samulnori với Pungmul
|
Pungmul |
Samulnori |
Cấu thành |
Kwaeng kwa ri, Jing, Jang gu, Buk, Sogo, kèn Tae Pyungso, kèn Napal Soo, v…v… |
Kwaeng kwa ri, Jing, Jang gu, Buk. |
Người biểu diễn |
Rất nhiều |
Ít |
Hình thức biểu diễn |
Kịch, nhảy múa phù hợp với yếu tố âm nhạc. |
Chủ yếu dựa vào giai điệu. |
Giai điệu |
Đơn thuần và có quy tắc |
Biến hóa linh hoạt |
Hoạt động |
Là hoạt động lớn có tính động. |
Là hoạt động có tính trọng tâm, tính tĩnh. |
V. Samulnori trong xã hội hiện đại
Hiện nay, vì đã là một trong số những di sản văn hóa Thế giới, Samulnori được chú ý đến cũng như được bảo tồn theo tiêu chuẩn quốc tế, được lưu truyền và phát huy. Ngoài việc mở rộng quảng bá nghệ thuật âm nhạc dân gian đến người dân, Chính phủ Hàn cũng luôn mở ra những cuộc giao lưu văn hóa và luôn đem Samlnori đến biểu diễn trên sân khấu các nước bạn.
VI. Kết luận
Nghiên cứu văn hoá Hàn Quốc cũng sẽ mang lại cho ta sự hiểu biết có nhiều ý nghĩa như thế. Và đặc biệt, với một sinh viên khoa tiếng Hàn, đó còn là cơ hội để yêu thêm đất nước này, ngôn ngữ này. Đồng thời trong sự liên hệ với văn hoá nước nhà, văn hoá Việt Nam, vô hình chung ta sẽ tìm thấy những nét tưong đồng trong văn hoá của hai quốc gia để rồi trân trọng, tự hào hơn nữa giá trị văn hoá quê hương, xứ sở. Xét theo ý nghĩa đó, nông nhạc Hàn Quốc quả có sức sống bền bỉ, chuyển từ hình thái văn hóa làng xã xưa kia thành loại hình âm nhạc biểu diễn nghệ thuật và lễ hội văn hóa thời nay.
Tác giả: Âu Ngọc Minh Châu - K57 Hàn Quốc học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn