[Tóm tắt báo cáo] Chính sách khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc thời kỳ hậu Covid-19

Chủ nhật - 15/05/2022 21:32
ZeroCovid
ZeroCovid
Công trình nghiên cứu khoa học sinh viên đạt giải Nhất cấp trường năm học 2021-2022
Sinh viên thực hiện:
Cao Thị Ngọc Dung, Vi Thị Lệ
Lớp: QH-2019-X-TQ
Khoa: Đông phương học
GVHD: TS. Nghiêm Thúy Hằng

Tóm tắt: Nghiên cứu trình bày tổng hợp bối cảnh ra đời và nội dung, thành tựu của chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc thời kỳ hậu Covid-19, qua đó đánh giá về hiệu quả của chính sách này. Bối cảnh ra đời của chính sách có nhiều khó khǎn do tác động của Covid-19 đồng thời cūng có cơ hội do lợi thế thể chế chính trị và tiềm lực kinh tế hùng mạnh, đặc biệt việc theo đuổi chiến lược “Zero Covid-19” cũng tác động đến chính sách theo hướng tích cực và tiêu cực. Nội dung chính của chính sách là “Sáu đảm bảo": đảm bảo việc làm, sinh kế cơ ban, các thực thể kinh tế thị trường, an ninh lương thực và năng lượng, sự ổn định của chuỗi cung ứng, hoạt động của các tổ chức cơ sở; và “Sáu ổn định”: ổn định công ăn việc làm, tài chính, ngoại thương, đầu tư trong nước, đầu tư ngoài nước và ổn định dự trù. Căn cứ vào đó, Trung Quốc đã ban hành các giải pháp ngắn hạn, dài hạn và phương hướng phát triển. Chính sách đã đạt được nhiều thành tựu tích cực, đó là: đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế dương, các chỉ số kinh tế khác cũng tăng trưởng tích cực; sản xuất khôi phục và đảm bảo được chuỗi cung ứng; ngoại thương và đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh; duy trì phát triển chất lượng cao; đảm bảo được sinh kế cơ bản của người dân. Tuy nhiên chính sách này cũng tồn tại một số điểm hạn chế như kinh tế - xã hội phục hồi chưa ổn định, tốc độ tăng trưởng chậm lại, vấn đề việc làm và khoảng cách giàu nghèo chưa được giải quyết. Đồng thời kinh tế phục hồi thiếu cân bằng nhu cầu tiêu dùng còn thấp chưa theo kịp sự phát triển sản xuất, phụ thuộc vào vốn đầu tư. Căn cứ phân tích bối cảnh thực tế Việt Nam có thể đề xuất những kinh nghiệm như: linh hoạt trong phòng chống dịch để khôi phục kinh tế, sử dụng các gói hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục lại sản xuất, đảm bảo việc làm và an sinh xã hội cho người dân, đầu tư phát triển thị trường nội địa, mở rộng đối tác thương mại, nâng cao chất lượng xuất khẩu, cái cách các thủ tục pháp lý, đầu tư cho khoa hoc công nghệ. Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp liên ngành Trung Quốc học, phương pháp Swot và phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá số liệu. Nguồn tài liệu tham khảo bao gồm các bài nghiên cứu khoa học, bài viết trên trang thông tin Chính phủ Trung Quốc, những bài nghiên cứu, bài báo ở Việt Nam,Trung Quốc và nước ngoài (tiếng Anh). Bản thân là sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học, đề tài đem lại cho nhóm nghiên cứu nhiều hứng thú, qua đề tài nhóm nghiên cứu mong muốn có thể đưa đến cái nhìn khách quan về chính sách khôi phục kinh tế - xã hội của Trung Quốc, từ đó có những đánh giá về ưu khuyết điểm của chính sách, đề xuất một số kinh nghiệm cho công cuộc khôi phục kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Từ khóa: khôi phục kinh tế xã hội; Trung Quốc; Covid-19, chính sách

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây